CÁCH CHỤP HÌNH SIÊU ÂM – LOẠI CÔNG CỤ ĐỘC ĐÁO
Năm 1985 nhà khoa học Đức Rontgen đã phát minh tia X. Tia X có thể xuyên qua cơ bắp nhưng không xuyên qua được xương. Người ta đã lợi dụng tia X vào việc chụp ảnh xương người. Tia X là loại tia mà mắt người không nhìn thấy được, cần phải dùng một loại màng có nhạy cảm với tia X mới có thể nhìn thấy được hình dạng của xương.
Âm thanh có thể lọt qua vật thể và tiếp tục truyền về phía trước vì vậy khó có thể dùng để chụp hình. Nhưng các nhà khoa học đã nhận thấy rằng khi siêu âm gặp phải vật thể thì xảy ra hiện tượng phản xạ khá mạnh. Khi chiếu một chùm siêu âm vào vật thể, các bộ phận vật thể sẽ phản xạ siêu âm khác nhau nên có thể hiển thị được ''ảnh'' của vật thể. Dùng siêu âm để hiển thị hình ảnh vật thể người ta gọi đó là máy ghi hình siêu âm. Dùng một đầu dò phát ra siêu âm có tần số xác định ''chiếu xạ'' vào vật thể. Do các bộ, phận của vật thể có đặc tính âm học (như vận tốc âm thanh, trở kháng âm thanh, sự phản xạ và hấp thụ âm thanh v.v) khác nhau nên sẽ có các phản ứng khác nhau đối với âm thanh. Thu các tín hiệu của vật thể phản ứng đối với siêu âm đó là hình ảnh siêu âm của vật thể nhờ các máy hiển thị chuyển hóa thành hình ảnh nhìn thấy được; nhờ đó các kết cấu bên trong của vật thể những chỗ khuyết tật v.v có thể hiện ra rõ ràng trước mắt người ta.
Việc dùng tia X để chụp ảnh vả việc chụp ảnh bằng siêu âm cùng dựa trên một nguyên lý các kỹ thuật này đã được sử dụng rộng rãi trong y học và trong công nghiệp. Nhưng vì cơ thể người không thể chịu đựng được một liều lượng tia X quá lớn, đặc biệt với các thai nhi, người ta không thể dùng biện pháp chiết xạ tia X đê kiểm tra. Trong các điều kiện đó, siêu âm tỏ ra có nhiều điểm ưu việt hơn.