TỈ NHIỆT CỦA NƯỚC LỚN NGUYÊN NHÂN LÀM KHÍ HẬU BIỂN DỄ CHỊU
Khí hậu miền biển thích hợp với cuộc sống của con người: mùa đông ít lạnh, mùa hè ít nóng. Nhiệt độ ban ngày và ban đêm không chênh lệch nhau nhiều. Vì sao vậy?
Để tăng nhiệt độ, vật chất phải hấp thụ nhiệt. Đẻ giảm nhiệt độ, vật chất phải phát tán nhiệt đi. Các vật chất khác nhau thì khả năng hấp thụ và tán nhiệt cũng khác nhau. Dùng khối lượng như nhau của nước và dầu hoả đem cho vào hai cốc khác nhau, rồi dùng hai đèn cồn giống nhau để gia nhiệt cho từng cốc, thì thấy thời gian để nước và đầu tăng lên 1oC, thời gian gia nhiệt của nước lâu hơn của dầu. Điều đó chứng tỏ lượng nhiệt do nước hấp thụ nhiều hơn dầu.
Để đo khả năng hấp thụ nhiệt của các chất, trong vật lý người ta dùng khái niệm nhiệt với cùng một khối lượng để cho các chất tăng nhiệt độ như nhau, chất hấp thụ nhiệt nhiều hơn có tỉ nhiệt lớn, chất hấp thụ nhiệt ít có tỉ nhiệt bé. Rõ ràng là tỉ nhiệt của nước lớn hơn của dầu.
Thực nghiệm chứng minh, với khối lượng như nhau của các chất khác nhau, để giảm nhiệt độ như nhau thì chất có tỉ nhiệt lớn sẽ toả lượng nhiệt nhiều hơn chất có tỉ nhiệt thấp.
Các chất trong giới tự nhiên, mỗi chất có tỉ nhiệt nhất định. Nước có tỉ nhiệt tương đối lớn. Do tỉ nhiệt của nước lớn, nên ở miền biển nhiệt độ không thay đổi lớn như ở sâu trong lục địa. Vào mùa hè, mặt biển bị ánh sáng Mặt Trời thiêu đốt, nhưng do tỉ nhiệt của nước lớn, nên dù nước đã hấp thụ một lượng nhiệt lớn, nhưng nhiệt độ của nước thay đổi không nhiều, vì vậy người sống ở miền biển không cảm thấy quá nóng. Vào mùa đông, nhiệt độ nước biển giảm xuống sẽ toả ra một lượng nhiệt lớn, nên ta cũng không cảm thấy quá lạnh. Nhiệt độ trong một ngày đêm cũng vậy. Vào ban ngày nước biển hấp thụ nhiệt nên nhiệt độ tăng chậm lên vào ban đêm nhiệt độ cũng không giảm nhanh vì vậy nhiệt độ ngày đêm thay đổi ít. Chính do tác dụng điều tiết của nước biển nên khí hậu miền biển tốt đối với người.