Tài liệu: Cây nào là tổ tiên của các giống lúa hiện nay?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Theo nghiên cứu sự khác nhau giữa các hệ gen của cây lúa hiện nay, các nhà sinh học cho rằng lúa có thể là một cây đã ra đời ở châu Âu cách đây khoảng 40 triệu năm.
Cây nào là tổ tiên của các giống lúa hiện nay?

Nội dung

Cây nào là tổ tiên của các giống lúa hiện nay?

Theo nghiên cứu sự khác nhau giữa các hệ gen của cây lúa hiện nay, các nhà sinh học cho rằng lúa có thể là một cây đã ra đời ở châu Âu cách đây khoảng 40 triệu năm. Người ta chưa biết gì hơn về tổ tiên của lúa, nhưng theo nhiều dữ liệu thì hậu duệ trực tiếp của nó là Oryza rufipogon, đã có cách đây 7 triệu năm. Trên thực tế, nó vẫn tồn tại ở trạng thái hoang dại trong các đâm lầy ở Nam Á và Trung Quốc. O. rufipogon là một cây có thân rễ, loại thân ngầm lớn chứa đầy chất dinh dưỡng dự trữ từ đó tái sinh ra các thân khí sinh và rễ hàng năm. Từ dạng vĩnh cửu này, nó cũng đã sinh ra một cây mất thân rễ nhưng có khả năng tạo hạt, cách đây 2-3 triệu năm. Với phương thức sinh sản mới, cây lúa xưa kia là cây lâu năm, đã trở thành cây hằng năm. Sau đó, dãy Himalaya đã nổi lên, chia tách môi trường sống của dạng cây hằng năm này thành hai đới khí hậu. Tại phía nam, ở những vùng sẽ tạo thành Ấn Độ và Đông Nam Á, cây lúa đã thích nghi với khí hậu nóng ẩm và môi trường nước. Với lá to và hạt dài mảnh, nó trở thành dạng indica. Tại phía bắc, ở vùng sẽ là Trung Quốc, nó sinh ra hai loại khác nhau thuộc dạng japonica. Một loại có lá nhỏ và hạt tròn, thích nghi với khí hậu ôn đới, loại thứ hai - lá to và hạt to dài, ưa nhiệt và đất khô. Nhưng dù là indica hoặc japonica, từ năm này qua năm khác, những người trồng đã chọn ra hàng vạn giống lúa châu Á thuộc cùng loài O. sativa về mặt di truyền, chiếm lĩnh nghề trồng lúa trên thế giới.

Tại châu Phi, loài O. rufipogon, được động vật đem đến cách đây 7 triệu năm, đã tiến hóa thành một cây cũng lâu năm là O. longistaminata. Sau đó, cách đây 2-3 triệu năm, dạng hằng năm của châu Á cũng có mặt ở lục địa đen và sinh ra O. breviligulata, hiện nay vẫn còn tồn tại ở các nhánh sông cụt. O. breviligulata được thuần hóa, đã tiến hóa thành O. glaberrima, hiện nay vẫn được trồng ở các vùng ven. Đây là cây “lúa tồ tiên”' của châu Phi, có lá to rủ xuống và ít hạt.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1894-02-633463684216093750/Lua-gao/Cay-nao-la-to-tien-cua-cac-giong-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận