CÓ PHẢI VẬT CHẤT THƯỜNG TAN NHIỀU TRONG NƯỚC NÓNG
HƠN LÀ TRONG NƯỚC LẠNH KHÔNG?
Ngậm một cái kẹo hoa quả trong miệng, lưỡi ta sẽ nhanh chóng cảm thấy ngọt lịm, nếu ngậm một cục đá nhỏ trong mồm thì có ngậm mãi cũng chẳng cảm thấy gì. Nguyên lý rất đơn giản: đường có thể tan trong nước còn đá lại gần như không tan trong nước.
Nói một cách chặt chẽ thì mọi vật chất trên thế giôi khi ở trong nước chỉ có sự khác biệt về việc tan nhiều hay ít trong nước chứ không có thứ gì không tan trong nước. Ví dụ như bạc, dùng bát bạc để đựng nước sẽ có mấy phần tỉ bạc tan trong nước. Lượng bạc ít như vậy thì ngay cả những nhà hóa học cũng khó có thể phân tích ra được, nhưng lại có thể làm cho các sinh vật bậc thấp như tảo,... chết.
Khi mọi vật chất trên thế giới tan trong nước thì mỗi loại đều có quy luật riêng của nó. Đối với đa số chất rắn thì nhiệt độ càng cao thì độ tan càng lớn càng nhanh. Đường là như vậy, quặng nitrat kali cũng như vậy ở nhiệt độ 0oC, 100 g nước chỉ có thể tan được 13.3 g nitrat kali, nếu đun sôi nước đến 100oC thì có thể làm tan được 247 g nitrat kali, tăng khoảng 18,6 lần. Cho lên, độ tan của nitrat kali sẽ tăng mạnh khi nhiệt độ tăng cao.
Nhưng, nhiệt độ tăng cao lại không có ảnh hưởng lớn đến độ tan của muối ăn: ở nhiệt độ 20oC, 100 gr nước hoà tan được 36 gr muối ăn, ở nhiệt độ 100oC, cũng chỉ tan làm tan được 39,1 giam muối ăn, chỉ tăng 3,1 lần.
Hiểu được điều này, bạn sẽ hiểu được rằng: dùng nước nóng để làm tan muối ăn chỉ có thể tăng nhanh tốc độ tan chứ không thể tăng số lượng tan. Trong một số nhà máy, để làm cho muối ăn tăng nhanh hơn, phần lớn người ta đều dùng máy quấy đang chuyển động để quấy bể nước muối, làm cho nước thường xuyên chuyển động, tiếp xúc nhiều với nước muối có thể tăng tốc độ tan.
Thậm chí còn có những việc như: nhiệt độ tăng cao, độ tan của vật chất ngược lại lại giảm đi: Thạch cao chính là vật chất như vậy, trong nước sôi thạch cao lại tan ít hơn trong nước lạnh.
Độ tan trong nước của các loại thể khí sẽ giảm đi theo độ tăng của nhiệt độ, và tăng lên theo độ tăng của áp suất. Các thể khí khác nhau có độ tan khác nhau. Ví dụ như ở áp suất thường, 100g nước 10oC chỉ có thể hòa tan 0,000174 g khí Hydro, nhưng lại có thể hòa tan 18,4 g khí amoniiac. Điều thú vị là, trong nước sôi, độ tan của đa số thể khí đều là 0.