Có thể làm sống lại một loài đã mất từ ADN của nó không?
Không! Hãy quên phim Công viên Jura đi! Cho dù có giữ được ADN đầy đủ của một con khủng long, người ta cũng không thề tái tạo nó bằng xương bằng thịt. Tối thiểu cũng phải có các nhiễm sắc thể của nó, là những thể không chỉ chứa ADN, mà cả histon và các protein điều hòa khác. Sau đó, người ta có thể truyền lại chúng vào tế bào một loài hiện nay nhằm thu được một bản sao… Hiện nay, vấn đề này cũng không được đặt ra. Ngược lại, việc nghiên cứu ADN cổ xưa giúp chứng minh mối quan hệ thân thuộc giữa các loài đã qua và những loài hiện nay, hoặc vạch lại hiện tượng di cư của người hoặc động vật. Nhưng công việc này là khó khăn. Trên thực tế, các đoạn ADN, thu được với lượng rất ít, thường rất nhỏ, chỉ vài trăm nucleotit, và bị hỏng vì các bazơ đã bị oxy hoá và thủy phân dưới tác dụng của các yếu tố môi trường. Vì vậy, trước khi tiến hành mọi phân tích, phải thu được rất nhiều bản sao của ADN đã nhận được. Để làm điều đó, người ta dựa vào kỹ thuật trùng hợp dây chuyền, hay còn gọi là phản ứng chuỗi polymerase (PCR), có sử dụng enzym tổng hợp ADN (polymerase). Enzym này sao chép ADN hiện nay ờ trạng thái tốt dễ hơn so với ADN cổ xưa. Sao chép các mẫu cũ là một vướng mắc vì chúng thường bị nhiễm ADN mói. Cho nên có nhiều thông báo sai lầm khi cho rằng phát hiện ra ADN của khủng long hoặc côn trùng được bảo tồn trong hổ phách cách đây 65-125 triệu năm. Thực ra, các trình tự là thuộc về những sinh vật hiện nay. Ngày nay những mẫu ADN cố nhất đã biết chỉ có tuổi vài ba vạn năm, như đối với loài voi mamut lông rậm vừa có bộ gen ty thể được xác định toàn bộ.