Công viên Namib – Naukluft
Theo tiếng Nam, từ Namib có nghĩa là “vùng không có gì cả”. Nhưng vùng sa mạc ven biển này không thừa nhận cái tên đó. Trung tâm của Namib nằm trong công viên Namib - Naukluft rộng 19.200 dặm vuông là quê hương của loài thú hoang dã thích nghi để tồn tại trong một vùng đầy những cồn cát. Thú vật cũng như cảnh quan tồn tại được nhờ vào những ngọn gió thường gặp của sa mạc này.
Qua nhiều thiên niên kỷ, gió đã từ từ xây nên các ngọn núi cát khổng lồ cho Namib. Một số cồn cát ở đây thuộc loại lớn nhất thế giới, với chiều dài từ 10 đến 20 dặm, cao đến 1.000 feet. Cát ở đây có nguồn gốc từ các trầm tích trong đất liền của các dòng sông đổ ra Đại Tây Dương. Một dòng nước từ ngoài khơi đã đẩy trầm tích đó về phía Bắc và để chúng lại trên bờ biển Namib. Gió thổi cát vào đất liền, từng hạt, từng hạt, bồi dần lên thành các cồn cát. Vì các cồn cát khác nhau về độ dốc, cấu trúc và hướng so với mặt trời, nên chúng tạo nên một loạt các tập quán sinh sống cho các loài sâu bọ.
Nhiều năm trôi qua mà đối với Namib không có một giọt mưa nào. Nhưng khoảng một trong năm ngày một dòng hải lưu lạnh chảy về phía Bắc dọc theo bờ Đại Tây Dương và tạo ra một màn sương biển dày đặc. Những cơn gió về đêm đẩy sương vào sâu trong đất liền từ 30 đến 40 dặm, mang lại độ ẩm cho các loài sinh vật đặc biệt của các cồn cát. Những chú bọ hung đi bằng đầu nghiêng người về phía trước trên những chiếc chân trước của chúng để cho những giọt nước nhỏ xíu tụ lại trên lưng và rơi xuống miệng của chúng. Những con tắc kè và các con ăn mồi sống khác có được độ ẩm nhờ vào các chất dịch tương thân thể các con mồi.
Những ngọn đồi gió thổi qua cồn cát mang theo những côn trùng nhỏ, các thành phần thực vật khác tạo nên nguồn thức ăn cho bọ hung và các con vật khác trong những lúc cạn kiết nguồn thức ăn. Vì thế những ngọn gió không bao giờ ngừng thổi của Namib còn bảo đảm cho sự sống còn của hàng loạt sự sống hoang dã tại bất cứ một sa mạc nào, trong đó có khoảng 200 loài bọ hung.