Tài liệu: Thành phố Byblos

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Tiếng Hy Lạp gọi là Geba, xứ Phoenice, còn gọi là Djebail, về sau người Hy Lạp hay gọi là “Bublos” có nghĩa là cây cỏ chỉ nguyên liệu làm giấy. Vì loại cây này của Ai Cập được vận chuyển sang Hy Lạp qua cảng Byblos.
Thành phố Byblos

Nội dung

Thành phố Byblos

Tiếng Hy Lạp gọi là Geba, xứ Phoenice, còn gọi là Djebail, về sau người Hy Lạp hay gọi là “Bublos” có nghĩa là cây cỏ chỉ nguyên liệu làm giấy. Vì loại cây này của Ai Cập được vận chuyển sang Hy Lạp qua cảng Byblos. Byblos là thành phố cổ cách Beirut 37 km về phía Bắc, đã có tên trong kinh thánh. Người Phoenice Ai Cập, người Assyria, người Hy Lạp, La Mã, người Ả Rập và binh lính Thập tự quân và người Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ đã sinh sống ở đây hàng thế kỷ.

Những cuộc khai quật khảo cổ của Renan (1860) và của P.Monet (1921) cho thấy ở Byblos đã có dân cư sinh sống từ 7000 năm trước đây. Byblos, thành phố có dân cư liên tục lâu đời nhất trên hành tinh chúng ta. Đồng thời các nhà khảo cổ học cũng khẳng định, đô thị này rất thịnh vượng vào thế kỷ III TCN cho đến thế kỷ II TCN và vào thời kỳ La Mã san này. Qua các di vật khảo cổ, chứng minh rằng suốt thế kỷ III TCN, Byblos là hải cảng quan trọng nơi xuất gỗ, dầu tuyết tùng sang các nước, trong đó bạn hàng lớn nhất là Ai Cập để đổi lấy vàng, thạch cao, cây làm giấy và lanh. Tại đây có nghề đóng tàu biển nổi tiếng và nghề chạm khắc đá.

Qua các điểm khảo cổ ở Byblos cho thấy những di tích lâu dài, tháp canh của quân Thập tự chinh được xây dựng vào thế kỷ XII. Đền thờ của người Phoenice với những ngọn tháp nhỏ, những hầm mộ của vua chúa người Phoenice, có các dòng chữ cổ nhất. Và những nhà hát kiểu Hy Lạp - La Mã hình vòm, hướng ra biển được xây dựng ở đây.

Người Byblos thờ các thần: Adomes, Báalat, Gebal, Isis. Năm 1923 người ta đã phát hiện ra quách chôn nhà vua Ahiram có từ thế kỷ XIII TCN, với những bức chạm trổ đẹp theo nghệ thuật Phoenice. Văn bia viết trên quách là bằng chứng về chữ viết của người Phoenice mà chúng ta ngày nay vẫn dùng.

Byblos, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1984.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4118-02-633704671784600000/Li-Bang/Thanh-pho-Byblos.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận