Thánh đường thạch vòm
Sau khi Muhammad qua đời, những người thừa kế đầu tiên đóng đô ở Media một thành phố nằm cạnh Mecca. Nhưng sau đó những người theo phái Sinh, phái của Ali, con rể của Mnhammad, xem Ali là hậu duệ của ông và là người kế thừa (calif) hợp pháp. Trong khi đó những người Sunnit, coi calif là một chức vụ có thể được đảm nhận bởi bất kỳ thành viên nào trong bộ lạc Qoraish của nhà Tiên tri. Sau khi giành được sự tranh chấp, dòng họ Umayyad thuộc bộ lạc Qoraish đã sáng lập ra triều đại mới từ 661 đến 750, gọi là triều Umayyad.
Triều Umayyad dời kinh đô từ Media về Damascus (thủ đô Syria ngày nay). Do sự chuyển dịch này, nền văn hoá Hồi giáo có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với nền văn hoá cổ điển Hy -La của các vùng đất mà trước đây ít lâu còn là lãnh thổ của đế chế La Mã. Hơn nữa Damascus cũng là nơi tiếp giáp với các lãnh thổ của Trung Á. Do vậy, điểm nổi bật của nghệ thuật kiến trúc Hồi giáo thời Umayyad là sự pha trộn rất nhuần nhuỵ của các yếu tố văn hoá Hy - La và châu Á. Sự pha trộn rất thành công này đã khởi đầu một quá trình và nó trở thành nét tiêu biểu cho toàn bộ nghệ thuật Hồi giáo sau này. Công trình tiêu biểu đầu tiên của kiến trúc Hồi giáo là thánh đường thạch vòm Jerusalem. Kiến trúc này là một sự kết hợp hài hoà giữa hai nền nghệ thuật Đông Tây rất khác biệt nhau.
Thánh đường Thạch vòm Jerusalem được coi là một trong 4 kỳ quan của Hồi giáo (3 cái kia là thánh đường ở Mecca, Medina và Damascus). Thạch vòm là một nhà vòm được dựng trên một khối đá thiêng tên là Sakka, nằm trên điểm cao nhất trên núi Moriah, Islam tin rằng, Tiên tri Muhammad đã bay về Thượng giới từ khối đá này. Tất nhiên công trình nhà vòm này được xây dựng không chỉ vì mục đích tín ngưỡng. Năm 684, tại Meeca, Abdallah Ibn Zober cầm đầu một đám nổi loạn đứng lên đấu tranh, triều đình.Umayyad, bị tước mất nguồn thu nhập do khách hành hương mang đến Mecca, thánh địa thiêng liêng nhất của đạo Hồi. Để bù đắp sự mất mát này, vị vua đương thời là Abd-al-Malik, năm 691, đã quyết định cho xây thánh đường che giữ khối đá kể trên. Từ đó Jerusalem trở thành phố thiêng của đạo Islam.
Thạch vòm là một ngôi nhà 8 cạnh, xây bằng những khối đá vuông, chu vi gần 160m, nhà vòm cao 33m xây bằng gỗ, ngoài phủ một lớp mạ đồng thau. Sau cánh cửa ra vào là nội sảnh được chia thành góc nhỏ bởi các dãy cột hướng tâm bằng đá hoa cương láng bóng. Nội thất cực kỳ mỹ lệ nhờ các hình khảm trang trí dưới nóc vòm. Xung quanh các gò cột nằm ngoài cùng là các hàng chữ màu vàng trên nền xanh do nghệ nhân Saladin khắc năm 1187. Nhưng giá trị nhất của công trình là khối đá thiêng Sakka hình vát nhọn với chu vi khoảng 60m.
Người chủ trương xây dựng Thạch vòm là nhằm thay thế thánh đường Kaaba của Meeca trung tâm của thế giới đạo Islam, nhưng ý đồ đó không thể hoàn toàn thực hiện được. Tuy vậy, thánh đường Thạch vòm đã thu hút nhiều sự chú ý của các nhà nghệ thuật và tín đồ Hồi giáo.