Tài liệu: Cảm giác là khởi điểm của nhận thức thế giới

Tài liệu
Cảm giác là khởi điểm của nhận thức thế giới

Nội dung

Cảm giác là khởi điểm của nhận thức thế giới

Sau khi ra đời, con người bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Muôn vật của thế giới đều có thể gây ra các loại phản ánh trên con người. Ví dụ, nhìn thấy màu sắc nào đó, nghe thấy âm thanh nào đó, ngửi thấy mùi vị nào đó, cảm thấy các nhiệt độ khác nhau, sờ mó thấy các đồ vật có các tính chất khác nhau v.v..., những phản ánh đơn giản nhất, cơ bản nhất thường thấy trong cuộc sống đó chính là cảm giác của con người. Được gọi là cảm giác còn có: cảm thấy tư thế và sự vận động của chính mình, cảm thấy tình hình làm việc của các khí quan trong cơ thể như sự thoải mái, đau đớn, đói khát v.v...

Cảm giác là một hiện tượng tâm lý đơn giản nhất. Nó là khởi điểm con người nhận thức thế giới. Năm 1961, nhà tâm lý học Heron ở một trường đại học của Mỹ tiến hành một cuộc thực nghiệm, nổi tiếng ''loại bỏ cảm giác''. Các  nhà thực nghiệm nhốt 55 sinh viên tự nguyện tham gia thực nghiệm mổi người vào một phòng tối cách âm, tước bỏ hết kích thích thị giác và kích thích thính giác của họ. Để giảm đến mức tối đa xúc giác của họ, người ta cho họ đeo bao tay dài. Ngoài việc ăn uống, đại tiện, tiểu tiện ra, yêu cầu họ không làm bất cứ việc gì, chỉ ngủ thôi. Kết quả là đại đa số chỉ chịu đựng được hai, ba ngày, cá biệt có người chịu đựng được nhiều nhất là sáu ngày. Trong tình trạng đó mọi người đều không tập trung suy nghĩ được, đều xuất hiện ảo giác, đều cảm thấy đau khổ khó chịu đựng nổi. Sau bốn ngày thực nghiệm, nhân viên thực nghiệm tiến hành các loại kiểm tra xét nghiệm những sinh viên đó thì thấy các năng lực của họ đều bị tổn hại ở những mức độ khác nhau. Khoảng một ngày sau họ mới trở lại bình thường. Thực nghiệm nói lên rằng cuộc sống của con người không tách khỏi hoạt  động cảm giác cơ bản nhất.

Cảm giác chia ra làm hai loại lớn. Loại thứ nhất là cảm giác bên ngoài như: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, cảm giác da. Loại cảm giác thứ hai là cảm giác bên trong như: cảm giác vận động, cảm giác thăng bằng, cảm giác nội tạng v.v. . . Mỗi một loại cảm giác gắn với một khí quan cảm giác nào đó của cơ thể. Thị giác dựa vào mắt, thính giác dựa vào tai, khứu giác dựa vào mũi, vị giác dựa vào lưỡi, cảm giác dựa vào da, cảm giác vận động bên trong dựa vào cơ bắp và khớp xương, cảm giác thăng bằng dựa vào khí quan tiền đình ở trong tai, cảnh giác nội tạng dựa vào các khí quan nội tạng.

Ngoài ra còn có một số cảm giác là sự kết hợp của mấy loại cảm giác. Ví như: xúc giác là sự kết hợp giữa cảm giác da và cảm giác vận động. Có loại cảm giác vừa có thể là cảm giác bên ngoài, vừa có thể là cảm giác bên trong. Ví như: cảm giác đau vừa có thể là cảm giác bên ngoài do da bị kích thích mà ra, vừa có thể là cảm giác bên trong do khí quan nội tạng bị bệnh mà ra.

Cảm giác vừa dẫn dắt chúng ra nhận thức thế giới, vừa nhắc nhở chúng ta bảo vệ bản thân. Một người bị mất một loại cảm giác nào đó sẽ có thể gặp một loại nguy hiểm nào đó, Ví như: mất cảm giác đau, người ta sẽ không biết bảo vệ mình thế nào, không biết đề phòng những tai họa có thể xảy ra.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/751-02-633365939785590000/Canh-cua-cua-tam-hon/Cam-giac-la-khoi-diem...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận