Tài liệu: Người vượn Bắc kinh

Tài liệu
Người vượn Bắc kinh

Nội dung

Người vượn Bắc kinh

Năm 1918 - 1923, nhà địa chất học Thụy Điển G . Andersen tiến hành khai quật ở thị trấn Chu Khẩu Điếm cách Bắc Kinh chừng 50km về phía Tây-nam. Đầu tiên ông tìm được những mẩu thạch anh  đã được đẽo và sau đó cùng với xương động vật, ông đã phát hiện được răng người. Cuộc tìm kiếm vẫn tiếp tục. Sau hai mùa (1927 - 1929) đã đào bới sàng lọc, nghiên cứu gần 4 nghìn mét khối đất đá. Ngày 2 tháng 12 năm 1929, tại một hang động trên núi Long Cốt (Xương Rồng) ở phía tây Chu Khẩu Điếm, nhà khảo cổ học và cổ sinh vật học Bùi VănTrung người Trung Quốc trong đoàn khai quật, đã tìm thấy một sọ người hoàn chỉnh. Sau đó lại phát hiện tiếp hóa thạch răng, xương sọ, xương tay chân của một loài vượn. Năm 1930, lại tìm thấy ở đây những di cốt của một chiếc sọ nữa và ngoàì ra còn phát hiện được những công cụ bằng đá và tầng tro than khá dầy. Loại vượn này được đặt tên là người vượn Trung Quốc (Sinantropus) hay còn gọi là người vượn Bắc Kinh (Pithecantropus pekinensịs).

Người vượn Bắc Kinh đã đứng bằng hai chi trước, đi đứng thẳng, hai chi trên giống hai tay của người hiện đại. Dung lượng não bằng 75% não người hiện đại.Các nhà khảo cổ đã đưa vào những mảnh xương đó để phục chế hình dạng người vượn Bắc Kinh. Ta thấy bộ mặt còn chút giống khỉ, mồm nhô ra trước, không có cằm, mũi tẹt phẳng, xương gò má nhô cao, vành xương lông mày thô to nối liền nhau như che đôi mắt. Chúng chưa đi thẳng ưỡn ngực ngẩng đầu như người hiện đại mà còn hơi cúi lom khom. Chúng sống cách ngày nay khoảng 40 đến 50 vạn năm.

Việc phát hiện ra người vượn Bắc Kinh góp phần làm sáng tỏ thêm về nguồn gốc loài người.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/748-02-633365906175902500/Nguoi-nguyen-thuy-trong-cac-di-chi/Nguoi-v...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận