Hai bàn tay khéo léo
Hai bàn tay của người là từ tay vượn biến chuyển thành trong quá trình lao động. Quá trình biến chuyển này là một mắt xích quan trọng từ vượn chuyển sang người.
Tay của vượn và chi dưới phối hợp với nhau rất thích hợp với động tác bám, đu. Chúng dùng hai tay bấm chắc cành cây, đung đưa thân thể, từ cây này đu sang cây khác. Kiểu hoạt động này gọi là đi bằng tay (tý hành). Di chuyển kiểu này khiến cho bốn ngón của bàn tay vượn rất dài, cong như lưỡi câu rất thuận lợi cho việc bám móc vào cành cây; ngón tay cái rất ngắn, có thể phối hợp với bốn ngón khác để nắm chắc đồ vật, nhưng không thể cùng với bốn ngón kia nắm chặt tay lại. Điều đó khiến cho tay vượn khó có thể nắm được các đồ vật có nhiều hình dáng, không như tay người. Khi đi, vượn phải ở tư thế cúi lom khom, việc này cũng cần có sự trợ giúp của chi trên. Sau này, do khí hậu trên trái đất thay đổi nhiều, loài vượn từ trên cây chuyển xuống mặt đất và thích ứng dần với cuộc mặt đất, cơ thể chúng cũng bắt đầu biến đổi, đi đứng thẳng dần, đôi tay không cần bổ trợ cho việc đi lại, đã làm được nhiều động tác: nắm lấy đồ ăn, nhấc cao một cây gậy, nhặt hòn đá, gia công và sử dụng các công cụ nguyên thủy. Như vậy bàn tay đã càng ngày càng lanh lẹ, khéo léo. Khi biết chế tạo ra thứ công cụ đầu tiên, bàn tay đó đã trở thành bàn tay người rồi.
Lao động đã làm cho bàn tay người và bàn tay vượn khác nhau nhiều. Hai bàn tay người rất to, rộng, ngón tay tương đối ngắn, nhưng ngón cái rất phát triển. Ngón tay cái và lòng bàn tay cùng bốn ngón khác phối hợp linh hoạt, có thể xoè ra, nắm lại và gấp khúc khiến cho bàn ta có thể lanh lẹ khéo léo chính xác, cầm nắm được tất cả đồ vật gì nhỏ bé.