Tài liệu: Người Kozak, những kỵ sĩ thiện chiến

Tài liệu
Người Kozak, những kỵ sĩ thiện chiến

Nội dung

Người Kozak, những kỵ sĩ thiện chiến

Chiếc mũ da hình ống, chiếc túi đen, quần cưỡi ngựa, chiếc áo cổ cao cửa ông tay chẽn, chiếc roi ngựa, đó là quân phục tiêu chuẩn của người Kozak. Quân nhân Kozak đều là những dũng sĩ thân thể cường tráng, để ria chữ bát hoặc râu tóc mọc liền, một thanh mã đao dài cài ở thắt lưng. Kỵ binh là binh chủng vũ trang chủ yếu nhất của họ.

Người Kozak phân bố chủ yếu ở vùng sông Don, sông Kuban, là nhóm địa phương có lịch sử và văn hóa đặc thù trong tộc người Nga  và Ucraina, thuộc đại chủng Européoid loại hình Đông Âu, nói tiếng Nga theo phương ngữ phương Nam.

Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, dưới ách áp bức tàn khốc của phong kiến Nga Sa Hoàng, hàng là nông dân và người làm nghề thủ công, buôn bán phải lưu vong miền biên cương phía Nam, định cư ở vùng lưu vực sông Don làm nghề nông. Những người lưu vong này tự gọi mình là dân Kozak, có nghĩa là người tự do tự tại. Sau này, người Kozak tổ chức thành một số công xã quân sự dựa theo khu vực địa lý, đã không ngừng gây ra chiến tranh với những địa phương lân cận. Người Kozak hào hiệp thiện chiến, kỵ binh của họ giữ một địa vị quan trọng trong lực lượng quân sự của nước Nga. Chúa phong kiến e sợ lực lượng của họ, lại không thể tiêu diệt được họ bèn dùng sách lược khuyến khích họ tòng quân. Vì vậy, quân nhân chuyên nghiệp chiếm một số lượng khá lớn trong dân Kozak, Sa Hoàng cũng từng dụ dỗ họ đến làm nghề nông ở lưu vực sông Dniepe. Nửa sau thế kỷ XVII, về cơ bản người Kozak sống bằng nghề nông và đi lính.

Người Kozak, về mặt văn hoá có đặc điểm riêng của mình. Phụ nữ Kozak vùng sông Don thường búi tóc cao trên buộc một mảnh lụa nhỏ, mặc áo ngắn bó sát người và váy dài chạm đất.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/762-02-633366129046058750/Cu-dan-dai-luc-chau-Au-khai-sang-nen-van-m...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận