Tài liệu: Người Mã Lai ở “Vương quốc vàng xanh”

Tài liệu
Người Mã Lai ở “Vương quốc vàng xanh”

Nội dung

Người Mã Lai ở “Vương quốc vàng xanh”

Trên bán đảo Malaysia và các đảo ở Đông Nam á lân cận không những có tài nguyên rừng phong phú mà còn trồng được nhiều loại cây thích nghi với môi trường nhiệt đới như cây canh ki na, cây cọ dầu, dừa, cao su v. v... Nơi đây được mọi người coi là mỏ vàng xanh, được tôn vinh là vương quốc vàng xanh. Người Mã Lai sống ở chính mảnh đất xinh đẹp và màu mỡ  này.

Người Mã Lai, tên gọi này lúc đầu là chỉ chung các dân tộc phân bố ở các đảo quốc trên Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, sử dụng các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Đảo. Họ thuộc đại chủng Mongoloid loại hình Mã Lai, bao gồm người Madura, người Tagalu, người Malayo v.v.. . Tổ tiên người Mã Lai vào khoảng 5000 năm trước, từ lục địa châu Á dần dần tỏa xương phương Nam, qua bán đảo Trung Ấn, quần đảo Andaman, tiến vào vùng đất Sumatra, Philippines, Kalimantan, nơi xa nhất đến đảo Madagascar. Làn sóng di cư tiếp tục không ngừng, dựa theo thời gian trước sau mà chúa thành người gốc Mã Lai và người Mã Lai mới. Người Mã Lai mới chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc và A Rập, họ có trình độ văn hóa xã hội. tương đối cao. Những lớp di dân này dần dần dung hợp với cư dân bản địa, hình thành một nhánh dân tộc lớn mà các tộc trong đó đều gọi chung là người  Mã Lai.

Còn người Mã Lai theo nghĩa hẹp là chỉ về người Mã Lai hiện nay phần lớn sống ở Malaysia, Indonesla, Thái Lan, Singapore, nhân khẩu có khoảng 20 triệu người. Họ là hậu duệ của người Mã Lai mới. Người Mã Lai ở Malaysia tự gọi là người Malayo, có hòa trộn dòng máu với người Hoa, người Thái, người A Rập, là một chi của người Mã Lai có nền văn minh khá cao. Họ là dân tộc làm nông nghiệp, trồng trọt các loại cây kinh tế thích hợp với sự sinh trưởng ở vùng nhiệt đới như cây canh ki na, cọ dầu, dừa, cao su v.v.. và các sản phẩm nông nghiệp như lúa nước, mà trồng các giống rau lại là ngành nghề phát đạt của người Malayo.

Văn hoá của người Malayo có quan hệ mật thiết với sản xuất nông nghiệp, có nhiều nghi thức thờ cúng giống lúa, gọi là thần lúa. Trong truyền thuyết dân gian của họ có nhiều câu chuyện về thần lúa. Tương truyền, Chúa Tạo Vật đã hy sinh người con gái yêu, biến các phần thân thể của nàng thành lương thực cứu dân đói. Khi cúng thần, nhảy điệu Sumaza chính là để cảm tạ ân tứ của Chúa Tạo Vật.

Trang phục của người Mã Lai có hai loại lễ phục và  thường phục Bình thường, nam giới mặc quần ngắn, áo thân dài, ống tay rộng không cổ; ngày lễ, mặc thêm chiếc quần dài. Nữ giới ngày thường mặc váy hoa, ngày lễ, che đầu bằng một mảnh khăn mỏng như cánh dán. Ở nông thôn mọi người còn đeo thêm đủ thứ trang sức ở giây lưng.

Tương truyền, từ đầu Công nguyên người Malayo đã thành lập nhà nước. Thế kỷ V, thế kỷ VII cho đến thế kỷ XIV, nước Manxưca hưng khởi, đã có mối quan hệ qua lại hữu hảo với Trung Quốc. Thế kỷ XVI, bị các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan xâm lược. Từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX bị thực dân Anh thống trị. Năm 1957 nước Malaysia giành  được độc lập. Năm 1963, cùng và Sabah, Sarawak thành lập Liên bang Malaysia. Hiện nay những nước có người Mã Lai cư trí đều đã lần lượt giành được độc lập.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/763-02-633366136393871250/Cu-dan-song-tren-dai-duong/Nguoi-Ma-Lai-o-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận