Người Nga, hậu duệ của người Rus cổ đại
Người Nga và dân tộc đông nhất của nước Nga ở Đông bộ châu Âu, thuộc đại chủng Européoid, loại hình Đông Âu, sử dụng tiếng Nga, có khoảng hơn 100 triệu người.
Tên gọi Nga (Nga La Tư, phiên âm Hán Việt từ Russia/ Russe) bắt nguồn từ tên gọi bộ tộc Rus/ Roi, thuộc người Slave cổ đại ở phía Đông. Thế kỷ XIV, họ dần dần độc lập và vào cuối thế kỷ XV đã lập ra công quốc Moskva. Trong quá trình mở rộng, người Nga đã dần dần phân bố khắp khu vực hiện nay và dung hợp với cư dân ở những vùng bị chinh phục để hình thành nên dân tộc hiện đại Nga.
Do các vùng phân bố khác nhau và sự khác biệt về văn hoá, đời sống trong quá trình hình thành lâu dài, trong nội bộ người Nga lại phân thành người Bắc Nga, người Nam Nga, người Trung Nga, người Kozak. Trước đây họ chủ yếu làm nghề nông, chăn nuôi bò, dê, lợn, hươu v.v.. . Nghề thủ công truyền thống rất phát đạt. Hiện nay, công nghiệp phát triển nhanh chóng, nông nghiệp về cơ bản đã thực hiện cơ giới hóa.
Người Nga có nền văn hóa dân gian phong phú. Nghệ thuật khắc gỗ, hội họa đồ gốm, các chế phẩm bằng kim loại hay bằng xương rất đặc sắc; âm nhạc, vũ đạo đậm đà sắc thái dân tộc; truyền thuyết, truyện cổ tích, dân ca, thi ca, văn học truyền miệng rất phong phú. Trong họ đã xuất hiện những nhà tư tưởng, nhà khoa học, nhà văn, nhà chính trị và nhà quân sự nổi tiếng.
Người Bắc Nga phần lớn cư trú trong những ngôi nhà gỗ, vách kết bằng những cây gỗ tròn, thường có làm theo căn phòng dưới, mặt đất. Người Nam Nga phần lớn ở trong những ngôi nhà gạch ngói hoặc bằng gỗ, mái chóp nghiêng bốn mặt. Trang phục truyền thống của phụ nữ nông thôn phương Bắc là áo dài không tay, phụ nữ nông thôn phương Nam thì mặc váy len do nhà tự chế tạo. Nam giới mặc áo vải thô cổ bẻ, quần bó ống, thắt giây lưng, Người Nga hiện đại thường mặc Âu phục.