Vượn cổ Ramapithecus
Các nhà cổ nhân loại học đến vùng Foct - Tecnan ở Kenya, họ đã phát hiện được trong lớp tầng từ xa xưa còn .lưu lại một số lớn hóa thạch xương vượn và hóa thạch xương loài thú cùng những mảnh đá được ghè đẽo. Họ tiến hành kiểm tra những hóa thạch và đã tìm thấy hóa thạch một loài vượn cổ vốn đã phát hiện được từ sớm, đó là hóa thạch của loài vượn cổ Ramapithecus. Cũng là hóa thạch có niên đại sớm nhất trong hóa thạch cùng loại tìm được hiện nay.
Vượn cổ Ramapithecus sống cách ngày nay khoảng 14 triệu năm đến 8 triệu năm. Nhà nghiên cứu L Liki người Mỹ, là người phát hiện đầu tiên vượn cổ Ramapìthecus. Địa điểm phát hiện là vùng núi Sivalic ở Ấn Độ, thời gian là vào năm 1934. Để tỏ lòng kính trọng vị anh hùng thần thoại Ấn Độ là Ram, người ta đã gọi loài vượn cổ này là Ramapithecus hóa thạch cùng loài này cũng đã phát hiện được ở Khai Viễn, Lộc Phong Trung Quốc, ở vùng Anatolia Thổ Nhĩ Kỳ, vùng núi Hungaria hóa thạch chủ yếu là xương hàm trên và xương hàm dưới.
Hoá thạch của di cốt Ramapithecus và tư liệu địa tầng thời đó cho chúng ta biết rằng loài vượn cổ ramapithecus sinh sống ở các đảo rừng, nơi bìa rừng và đất trống giữa rừng là nơi hoạt động chính của chúng. Đây là loài vượn cổ đang thay đổi nếp sống để thích ứng với vùng đất bằng phẳng rộng rãi. Quả rừng là rau là thức ăn chính của chúng. Đồng thời chúng cũng ăn thịt một số động vật nhỏ, lấy đá làm công cụ dùng để đập xương thú hút lấy tủy. Do xương sống của loài Ramapithecus chưa phát triển hết cho nên người ta chỉ có thể dựa vào những hiểu biết về loài vượn cổ để suy đoán chúng cao khoảng 1m, cân nặng khoảng từ 15 đến 20kg, có thể bước đầu dùng hai chân đứng thẳng để đi.
Ramapithecus giữ địa vị rất quan trọng trong lịch sử tiến hóa của tổ tiên loài người, đây là nấc thang đầu tiên từ loài vượn phân hóa thành loài người. Engels gọi chúng là ''người đang hình thành''.