Người vượn
Năm 1901, bác sĩ, nhà giải phẫu học người Hà lan E.Dubois phát hiện được ở trên đảo Java xa xôi, bên cạnh dòng sông Bengavan Solo (Sông Lớn) một di cốt hóa thạch của một loài sinh vật đã tuyệt chủng, có đặc trưng cấu tạo sinh lý ở giữa hai loài người và vượn. Dubois đặt tên là Người vượn đứng thẳng (Pithecantropus erectus), cho rằng đây là một mắt xích trung gian trong giai đoạn quá độ từ vượn sang người. Phát hiện và tên gọi này lập tức gây nên một cuộc đấu tranh luận kịch liệt trên thế giới về nguồn gốc loài người. Cuộc tranh luận này kéo dài mãi tới năm 1929 khi phát hiện ra Người vượn Bắc Kinh mới kết thúc. Sau này, các nhà khoa học mới gọi các hóa thạch có cùng trình độ tiến hóa như vậy là người vượn.
Người vượn được phân chia thành người vượn tảo kỳ và người vượn vãn kỳ. Hóa thạch người vượn tảo kỳ phát hiện vào năm1960 tại vùng tây bắc bộ Janzania ở Đông Phi, gọi là Homo habilis, nghĩa là người khéo léo. Năm1972, lại phát hiện được ở hồ Tucana thuộc Kenya ở Đông Phi một di cốt mang số hiệu KNM-ER 1470. Chúng sống cách ngày nay từ 1,7 triệu đến 3 triệu năm. Thuộc loại người vượn vãn kỳ có người vượn Java ở. Indonesia, người Heidelberg ở châu Âu, người Lan Điền và người vượn Bắc Kinh ở Trung Quốc, sống cách nay từ 50 vạn năm đến 2 triệu năm.
Người vượn có chỏm sọ, mặt giống vượn nhưng tay chân lại rất giống người, đã đi đứng thẳng. Lớp trung gian giữa chúng có loại đã biết dùng lửa, và lấy hang động làm nhà. Cuộc sống của chúng vô cùng khó khăn, sử dụng những rìu đá chế tác thô sơ và các công cụ ghè đẽo khác.
Người vượn là khâu trung gian của giai đoạn quá độ từ vượn sang người. Engels gọi nó là ''con người đã hoàn toàn hình thành”.