Đại học Concordia
Đại học Concordia là một trường đại học lớn, tọa lạc tại Montreal, Quebec. Trường có hai phân hiệu, nằm cách nhau 7 km: phân hiệu Sir George Williams ở ngay trong thành phố Montreal, và phân hiệu Loyola ở khu dân cư phía Tây của Montreal. Hai phân hiệu này được nối với nhau bằng dịch vụ xe buýt miễn phí dành cho sinh viên, giáo viên và nhân viên của trường.
Mặc dù thành lập năm 1974, nhưng Trường có nguồn gốc từ đầu thế kỷ 20, qua sự phát triển của Đại học Loyola do dòng Tên điều hành và Đại học Sir Gcorge Williams của Hội Thanh niên Cơ đốc.
Đại học Concordia có hơn 180 chương trình học, bao gồm trong bốn khoa: Khoa Nhân văn và Khoa học, Khoa Kỹ thuật và Khoa học Máy tính, Khoa Mỹ thuật, và Khoa Kinh doanh. Sinh viên sẽ đăng ký vào một trong các khoa, nhưng vẫn có thể học thêm các môn của bất kỳ các khoa khác như một phần trong chương trình học của mình. Ngoài ra, Khoa Sau Đại học còn có hơn 70 chương trình dành cho bằng Cao học và bằng Tiến sĩ, cũng như nhiều chương trình cấp chứng chỉ đa dạng dành cho những học viên muốn nâng cao kiến thức và kỹ năng.
Hệ thống Khoa/ Ngành của Trường
Khoa Nhân văn và Khoa học
Ngành Khoa học ứng dụng về Con người
Ngành Sinh vật
Ngành Hóa học và Hóa Sinh
Ngành Ngôn ngữ Cổ điển và Hiện đại & Ngôn ngữ học
Ngành Nghiên cứu Truyền thông
Ngành Kinh tế học
Ngành Giáo dục
Ngành Tiếng Anh
Ngành Tiếng Pháp
Ngành Khoa học Thể dục
Ngành Địa lý
Ngành Lịch sử
Ngành Nghiên cứu Liên ngành
Ngành Báo chí
Ngành Toán và Thống kê
Ngành Triết học
Ngành Vật lý
Ngành Khoa học Chính trị
Ngành Tâm lý học
Ngành Tôn giáo
Ngành Xã hội học & Nhân loại học
Ngành Sư phạm Tiếng Anh
Ngành Thần học
Khoa Kỹ thuật và Khoa học Máy tính
Ngành Kỹ thuật Xây dựng, Dân dụng & Môi trường
Ngành Khoa học Máy tính
Ngành Kỹ thuật Điện & Máy tính
Ngành Nghiên cứu Tổng quát
Ngành Kỹ thuật Hệ thống Thông tin
Ngành Kỹ thuật Cơ khí & Công nghiệp
Ngành Thiết kế & Đổi mới về Không gian
Khoa Mỹ thuật
Ngành Giáo dục Nghệ thuật
Ngành Lịch sử Nghệ thuật
Ngành Múa Đương đại
Ngành Thiết kế Mỹ thuật
Ngành Hình ảnh/ Âm thanh Kỹ thuật số & Mỹ thuật
Ngành Điện ảnh
Ngành Âm nhạc
Ngành Nghệ thuật Quay phim
Ngành Sân khấu
Khoa Kinh doanh
Ngành Kế toán
Ngành Khoa học Quyết định và Hệ thống Thông tin Quản lý
Ngành Tài chính
Ngành Quản lý
Ngành Tiếp thị
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ
Nói chung, các ứng viên đã hoàn tất chương trình học theo yêu cầu của các trường đại học ở nước nhà và có điểm số tốt đều hợp lệ để đăng ký vào Đại học Concordia. Đối với các ứng viên Việt Nam, cần có bằng Tốt nghiệp Phổ thông Trung học. Vì chỉ tiêu tuyển sinh vào nhiều chương trình chỉ có hạn, việc hội đủ những yêu cầu tối thiểu chưa hẳn đảm bảo cho việc tiếp nhận ứng viên đó vào học.
Về khả năng Anh ngữ, Trường yêu cầu các ứng viên có điểm TOEFL tối thiểu là 550 đối với dạng thi viết, và tối thiểu 213 đối với dạng thi vi tính ứng viên cũng có thể nộp kết quả điểm thi IELTS với điểm tối thiểu là 6,5.
Hồ sơ đăng ký bao gồm các loại bằng cấp đã có và bản sao học bạ ở trung học. Nếu bản sao học bạ không ghi bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh, cần kèm theo bản dịch có công chứng với một trong hai ngôn ngữ này.
Vì Canada có hai mức quản lý chính quyền, mức liên bang và mức tỉnh, nên tất cả những ứng viên không phải là công dân Canada hay người thường trú tại Canada muốn theo một chương trình học lâu hơn 6 tháng tại Quebec cần có Giấy Chứng nhận Tiếp nhận của Quebec (Quebec Certificate of Acceptance - CAQ), và Giấy phép Vào học tại Canada. Thông tin về thủ tục làm các loại hồ sơ này sẽ được gửi bằng thư tới tay những ứng viên đã được nhà trường tiếp nhận vào học.
HỌC PHÍ
Học phí và các khoản phí khác dành cho sinh viên quốc tế được tính như sau
(Đơn vị tính là Đô la Canada, thời gian tính theo đơn vị học kỳ, trừ trường hợp khác được nêu rõ. Có hai chế độ học là toàn thời gian và bán thời gian):
Loại phí Toàn Thời gian Bán Thời gian
Học phí 10.518,30 4.207,32
Các loại phí tính theo tín chỉ 737,70 295,08
Các loại phí tính theo học kỳ 43,40 43,40
Lệ phí y tế 480,00 480,00
Phí dành cho sinh viên mới 35,00 25,00
HỌC BỔNG
Trường có nhiều học bổng dành cho các đối tượng sinh viên. Dưới đây là những học bổng mà sinh viên quốc tế có thể xin cấp.
Học bổng M. Fish cho Ngành Kỹ thuật Cơ khí
Học bổng này có giá trị 1 năm, dành cho các sinh viên mới nhập học. Tiêu chuẩn xét cấp sẽ dựa trên thành tích học tập trước kia của sinh viên, do nhà trường xét hồ sơ nhập học.
Học bổng này không phải xin cấp, nhà trường sẽ tự xét và thông báo đến những sinh viên đạt yêu cầu.
Học bổng Brian T. Counihan cho Việc Đóng góp vào Sinh hoạt Nhà trường
Học bổng này được thành lập từ năm 1995, cấp cho những sinh viên có đóng góp vào sinh hoạt của nhà trường và có thành tích cao trong học tập. Yêu cầu là sinh viên phải hoàn tất một năm của chương trình học và có điểm GPA tối thiểu là 3,30.Muốn nhận học bổng này, sinh viên sẽ làm đơn xin cấp học bổng.
Học bổng Kỷ niệm 25 năm ngày Thành lập Trường
Học bổng này được thành lập từ năm 1999 để kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Đại học Concordia. Học bổng này chỉ cấp cho sinh viên theo chương trình toàn thời gian. Nhà trường sẽ tự xét cấp học bổng này, sinh viên không phải làm đơn xin.
Trợ cấp Học phí của Đại học Concordia
Để xin trợ cấp dạng này, sinh viên phải làm đơn theo mẫu, có sẵn tại Văn phòng Trợ cấp Tài chính và Phần thưởng vào học kỳ mùa Thu. Trợ cấp này và một phần của Chương trình Học bổng cấp Đại học.
Học bổng Thân hữu Đại học Concordia
Quỹ học bổng này được thành lập do sự đóng góp từ nhiều cơ quan, công ty, cựu sinh viên, thành viên trong cộng đồng nhà trường, và các bạn hữu của Trường. Học bổng này chỉ cấp cho các sinh viên theo học chế độ toàn thời gian. Sinh viên không phải đăng ký cho học bổng này, nhà trường sẽ tự xét chọn qua ủy ban Học bổng và Phần thưởng cấp Đại học.
Học bổng Lillian S. ROBỈNSON về Nghiên cứu Phụ nữ
Học bổng này được hình thành từ năm 2001, dành cho lĩnh vực nghiên cứu về phụ nữ. Học bổng sẽ được xét cấp cho các sinh viên đã hoàn tất một năm học theo chế độ toàn thời gian hoặc bán thời gian của khoa Nhân văn và Khoa học, với lĩnh vực chính là nghiên cứu về phụ nữ. Sinh viên không cần phải đăng ký, ủy ban Học bổng và Phần thưởng cấp Đại học sẽ đề nghị những sinh viên được nhận học bổng.
Phần thưởng về Báo chí
Phần thưởng này được hình thành từ năm 2002, dành cho những sinh viên theo học chương trình về báo chí và có tham gia những hoạt động về thể thao. Những sinh viên được xét cấp phần thường này phải có quá trình tham gia chơi thể thao hoặc làm huấn luyện viên trong khi vẫn nỗ lực với sinh hoạt học tập. Các sinh viên này phải hội đủ các tiêu chuẩn: được tiếp nhận vào đội thể thao của Trường, trước kia hoặc hiện nay có tham gia chơi thể thao hoặc làm huấn luyện viên, và chứng tỏ sự quan tâm đối với báo chí hay truyền hình về thể thao. Đơn xin đăng ký có mẫu tại Văn phòng Trợ cấp Tài chính và Phần thưởng.
Học bổng Pierre Sévigny
Học bổng này dành cho các sinh cấp đại học mới nhập học vào Trường, theo học tại khoa Kinh doanh. Giá trị của học bổng là 50% học phí, sẽ được cấp hàng năm cho 10 sinh viên quốc tế xếp hàng đầu, dựa theo hồ sơ tuyển sinh. Sinh viên không cần làm đơn đăng ký cho học bổng này.
MỘT SỐ CHUYÊN NGÀNH CỦA TRƯỜNG
Kỹ thuật Xây dựng
Chương trình học
Chương trình học của chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng bao gồm các môn học chính như sau:
Năm 1
Phương trình Vi phân, Thống kê, Vẽ Kỹ thuật Xây dựng, ứng dụng Vi tính trong Xây dựng và Kỹ thuật Dân dụng, Thực hành Chuyên môn, Các Hệ thống Kỹ thuật Xây dựng, Tính toán Nâng cao, Đông lực học, Cơ học Vật liệu, Lập trình cho Xây dựng và Kỹ thuật Dân dụng, Nhiệt Động lực học, Viết và Giao tiếp Kỹ thuật, Tính toán Vectơ & Phương trình Vi phân Từng phần, Các Nguyên tắc của Kỹ thuật Điện, Phân tích Cấu trúc, Cơ học Chất lỏng, Khảo sát.
Năm 2
Các Hệ thống Dịch vụ Xây dựng, Âm học và ánh sáng, Vật liệu Kỹ thuật, Phân tích Cấu trúc II, Khoa học Xây dựng, Thiết kế xây dựng bằng Vi tính, Thực tập.
Năm 3
Xác suất và Thống kê trong Kỹ thuật, Các Nguyên tắc Quản lý trong Kinh tế và Kỹ thuật, Cơ học về Đất, Thiết kế Cấu trúc, Phân tích về Nhiệt trong Xây dựng, Tính toán Vectơ và Phương trình Vi phân, Thực tập.
Năm 4
Dự án Thiết kế Kỹ thuật Xây đựng, Thiết kế Mặt ngoài trong Xây dựng, Thết kế Hệ thống, Đánh giá và Thiết kế trong Xây dựng, Kỹ thuật Xây dựng, Thiết kế Cấu trúc II, Các môn Nhiệm ý.
Khoa học Máy tính
Các phương tiện của Ngành Khoa học Máy tính được chia thành loại phục vụ giảng dạy và phục vụ nghiên cứu. Những phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu được trang bị và sử dụng cho một nhóm nhỏ những người nghiên cứu. Có 12 phòng thí nghiệm nghiên cứu như vậy. Những phòng thí nghiệm phục vụ giảng dạy do nhà trường tài trợ và được sử dụng cho cả cấp đại học lẫn cấp sau đại học. Có 9 phòng thí nghiệm thuộc dạng này.
Chương trình học
Chương trình học của chuyên ngành Khoa học Máy tính gồm những môn chính như sau:
Lập trình
Cơ sở Lập trình C++, Dẫn luận về Lập trình, Phương pháp Lập trình, Các Nguyên tắc về Ngôn ngữ Lập trình, Cấu trúc Dữ liệu và Thuật toán.
Cơ sở Lý thuyết
Toán cho Khoa học Máy tính, Dẫn luận về Lý thuyết Khoa học Máy tính, Các Phương pháp Số Cơ bản, Kỹ thuật về Điện toán Biểu tượng, Thiết kế và Phân tích Thuật toán.
Hệ thống
Phần cứng Hệ thống, Phần mềm Hệ thống, Cấu trúc Máy tính, Thiết kế Hệ thống Kỹ thuật Số, Các Hệ điều hành, Thiết kế Trình Biên dịch, Thiết kế Phần mềm Hệ thống, Giao tiếp Dữ liệu và Mạng Máy tính, Hệ thống Nhúng và Phần mềm, Các Hệ thống Phân phối.
Cơ sở Dữ liệu và Hệ thống Thông tin
Các Cơ sở Dữ liệu, Thiết kế Cơ sở Dữ liệu, Cấu trúc Hệ thống Thông tin, Dân luận về Thông minh Nhân tạo, Dẫn luận về Các Hệ thống Chuyên nghiệp, Xử lý Văn bản, An toàn Hệ thống Thông tin, Các Hệ thống Phân phối.
Kỹ thuật Phần mềm
Kỹ thuật Phần mềm, Qui luật & Đo lượng và Thử nghiệm Phần mềm, Xử lý Phần mềm, Những Yêu cầu và Đặc điểm của Phần mềm, Thiết kế Phần mềm, Cấu trúc Phần mềm, Quản lý và Kiểm tra Chất lượng trong Phát triển Phần mềm, Các Hệ thống Điều khiển và ứng dụng, Các Phương pháp Hình thức, Kỹ thuật Thành phần.
Đồ họa và Giao diện Người dùng
Đồ họa Vi tính, Thiết kế Giao điện Người dùng, Hình ảnh và Sự tưởng tượng.
Múa
Chương trình của chuyên ngành Múa được thiết kế để đào tạo các diễn viên múa và biên đạo múa, với sự tập trung vào việc phát hiện và phát triển các khả năng sáng tạo của từng sinh viên.
Concordia là một trong số ít những trường đại học ở Canada có lớp đào tạo biên đạo múa. Sinh viên theo học chương trình này sẽ có cơ hội thực hiện việc biên đạo trên sân khấu, cùng với các sinh viên trong chuyên ngành Múa và thực hiện việc biểu diễn với những sinh viên thuộc các chuyên ngành khác trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
Chương trình học
Chương trình học của chuyên ngành Múa gồm các môn chính như sau:
Năm 1
Hội thảo về Múa, Sự Chuyển động của Cơ thể, Các truyền thống về Múa, Giải phẫu học Thực hành về Động tác Cơ thể, Âm thanh và Sự Im lặng cho Diễn viên múa, Các môn Nhiệm ý về Nghệ thuật Phòng Ghi âm hay Thiết kế Sân khấu hay Mỹ thuật, Nghệ thuật Đa ngành.
Năm 2
Hội thảo về Múa, Sự Chuyển động của Cơ thể, Giải phẫu học Thực hành về Động tác Cơ thể, Các môn Nhiệm ý về Nghệ thuật Phòng Ghi âm hay Thiết kế Sân khấu hay Mỹ thuật Biên đạo, Các môn Nhiệm ý Tự do.
Năm 3
Hội thảo về Múa, Biên đạo, Các môn Nhiệm ý Tự do, Các môn Nhiệm ý ngoài Chương trình của Khoa Mỹ thuật.
Kỹ thuật Điện và Máy tính
Trong quá trình sự nghiệp của mình, các kỹ sư máy tính sẽ phải đáp ứng nhiều thử thách mới của thời đại. Một phần trong những lĩnh vực này bao gồm: cấu trúc máy tính, điện tử học kỹ thuật số, mạch kỹ thuật số, thiết kế mạch VLSI, thử nghiệm và độ tin cậy của mạch kỹ thuật số, thiết kế phần mềm, kỹ thuật phần mềm, giao lưu dữ liệu, mạng máy tính, vv.
Chương trình học 4 năm bao gồm những môn chính về kỹ thuật và các môn nhiệm ý. Các môn chính về Kỹ thuật Điện cung cấp một nền tảng về tất cả các mặt của ngành học, trong đó có các phương pháp lập trình và việc thiết kế các hệ thống phần mềm lớn. Các môn chính về Kỹ thuật Máy tính cung cấp cơ sở về các mặt của phần cứng và phần mềm máy
Chuyên ngành Kỹ thuật Điện
Các môn học của chuyên ngành Kỹ thuật Điện bao gồm các nhóm như sau:
Các môn chính về Kỹ thuật Điện
Dẫn luận về Toán Rời rạc, Phương pháp Lập trình, Tổ chức Máy tính và Phần mềm, Thiết kế Hệ thống Kỹ thuật Số, Cấu trúc Dữ liệu và Thuật toán, Các Cơ sở về Điện Từ ứng dụng, Những Biến số Phức tạp cho Các Kỹ sư Điện và Máy tính, Điện tử học, Dẫn luận về Vật liệu Bán dẫn và Các Thiết bị, Cơ sở của Kỹ thuật Năng lượng Điện, Sóng Điện từ, Tín hiệu và Hệ thống, Tính toán Vectơ và Phương trình Vi phân Từng phần, Mô hình và Phân tích Hệ thống Vật lý, Các Cơ sở của Hệ thống Viễn thông, Dự án về Kỹ thuật Điện.
Các môn Tùy chọn về Viễn thông
Hệ thống Truyền Kỹ thuật Số, Mạng Viễn thông, Các Quá trình Ngẫu nhiên, Dẫn luận về Các Hệ thống Thời gian Thực, Các Hệ Điều hành, Dẫn luận về Xử lý Tín hiệu Kỹ thuật Số, Kỹ thuật Sóng Vi ba, Ăng ten, Thiết kế Hệ thống Vô tuyến, Kỹ thuật Hệ thống Truyền thông, An toàn và Quản lý Mạng, Đánh giá việc Thực hiện các Hệ thống Viễn thông.
Các môn Tùy chọn về Điện tử/ Hệ thống
Điện tử Kỹ thuật Số, Điện tử học, Dẫn luận về Xử lý Tín hiệu Kỹ thuật Số, Các môn Nhiệm ý chọn trong danh sách dưới đây:
Truyền thông và Xử lý Tín hiệu
Thiết kế Bộ lọc Analog, Các Hệ thống Truyền Kỹ thuật Số Mạng Viễn thông, Kỹ thuật Hệ thống Truyền thông, An toàn và Quản lý Mạng, Xử lý Ngẫu nhiên, Đánh giá việc Thực hiện các Hệ thống Viễn thông.
Hệ thống Máy tính
Thiết kế Hệ thống Kỹ thuật Số II, Cấu trúc và Thiết kế Máy tính, Dẫn luận về Các Hệ thống Thời gian Thực, Thử nghiệm và Hợp lý hóa Phần mềm, Các Hệ thống Bộ Vi xử lý, Các Hệ thống Nhúng và thiết kế Phần mềm, Các Hệ Điều hành, Xử lý phần mềm, Các Yêu cầu và Đặc điểm của Phần mềm, Thiết kế Phần mềm.
Điện tử VLSI
Thiết kế VLSI, Việc tạo thành Xung và Sóng, Các Thiết bị Trạng thái Rắn, Thiết kế các Thành phần Mạch Tích hợp, Công nghệ Xử lý VLSI.
Năng lượng và Hệ thống Điều khiển
Các Hệ thống Năng lượng Điện, Điều khiển các Hệ thống Chuyển đổi Năng lượng Điện, Điện tử học Năng lượng, Các Hệ thống Chuyển đổi Năng lượng Cơ Điện tử, Hệ thống Tuyến tính, Tối ưu hóa Hệ thống, Thao tác Rô bốt, Thiết kế Hệ thống Điều khiển.
Sóng và Điện Từ
Kỹ thuật Sóng Vi ba, Điện tử Quang học, Âm học, Ăng ten, Thiết kế Hệ thống Vô tuyến.
Chuyên ngành Kỹ thuật Máy tính
Các môn học của chuyên ngành Ky thuật Máy tính bao gồm các nhóm như sau:
Các môn chính về Kỹ thuật Máy tính
Dẫn luận về Toán Rời rạc, Phương pháp Lập trình, Tổ chức Máy tính và Phần mềm, Thiết kế Hệ thống Kỹ thuật Số, Các Hệ thống Bộ Vi xử lý, Mạng Truyền thông và Nghi thức, Dự án Kỹ thuật Máy tính, Các Hệ Điều hành, Cấu trúc Dữ liệu và Thuật toán, Các Biến số Phức tạp Dành cho Kỹ sư Điệnvà Máy tính, Điện tử học, Dẫn luận về Vật liệu Bán dẫn và Các Thiết bị, Lý thuyết về Điện từ Cơ bản và Đường truyền, Tín hiệu và Hệ thống, Mô hình và Phân tích Hệ thống Vật lý, Cơ sở của Hệ thống Điều khiển, Xử lý Phần mềm.
Các môn Tùy chọn về Phần cứng Hệ thống
Thiết kế Hệ thống Kỹ thuật Số II, Điện tử Kỹ thuật Số, Cấu trúc và Thiết kế Máy tính, Thiết kế VLSL, Các Cơ sở Hệ thống Viễn thông.
Các môn Tùy chọn về Phần mềm Hệ thống
Dẫn luận về Hệ thống Thời gian Thực, Thử nghiệm và Hợp lý hóa Phần mềm, Các Hệ thống Nhúng và Thiết kế Phần mềm, Các Yêu cầu và Đặc điểm của Phần mềm, Thiết kế Phần mềm, Các môn Nhiệm ý.
Các môn Nhiệm ý cho Phần cứng và Phần mềm được chia thành các nhóm như sau:
Cả Phần cứng lẫn Phần mềm
Các Chủ đề về Kỹ thuật Máy tính, Các Cơ sở Dữ liệu, Đồ họa Vi tính, Thông minh Nhân tạo, Dẫn luận về Các Hệ thống Chuyên môn, Dẫn luận về Xử lý Tín hiệu Kỹ thuật Số, An toàn và Quản lý Mạng, Các Hệ thống Tuyến tính, Phân tích Cơ học, Thao tác Rô bốt, Cơ sở của Quản lý Hiện đại, Cấu trúc Phần mềm.
Phần cứng
Dẫn luận về Các Hệ thống Thời gian Thực, Thử nghiệm và Hợp lý hóa Phần mềm, Các Hệ thống Nhúng và Thiết kế Phần mềm, Thiết kế VLSI II, Điện tử học II, Các Hệ thống Truyền Kỹ thuật Số, Xử lý Ngẫu nhiên, Các Yêu cáu và Đặc điểm của Phần mềm, Thiết kế phần mềm.
Phần mềm
Thiết kế Hệ thống Kỹ thuật số II, Điện từ Kỹ thuật Số, Cấu trúc và Thiết kế Máy tính, Dẫn luận về Lý thuyết Khoa học Máy tính, Thiết kế Trình Biên dịch, Thiết kế Cơ sở Dữ liệu, Thiết kế và Phân tích Thuật toán, Các Cơ sở của Hệ thống Viễn thông, Thiết kế Giao diện Người dùng, Kỹ thuật Thành phần, Hình ảnh và Tưởng tượng.
Quản lý
Chương trình học
Chương trình của chuyên ngành Quản lý bao gồm các môn chính như sau:
Các ý tưởng Kinh doanh Đương đại, Cách ứng xừ Tổ chức và Lý thuyết, Luật và Đạo đức Kinh doanh, Sáng lập Doanh nghiệp, Chiến lược và Cạnh tranh, Lý thuyết và Thực hành về Quản lý và Quản trị, Luật về Các Tổ chức Từ thiện & Thể thao và Giải trí, Quản lý và Chính sách về Y tế, Quản lý và Hoạt động của Các Phương tiện Thể thao và Văn hóa, Luật Kinh doanh, Các Cơ sở về ứng xử, Các Cơ sở về Quản lý Hiện đại, Sự Thay đổi và Phát triển về Tổ chức, Thương lượng và Giải quyết Tranh chấp, Quản lý Nguồn Nhân lực, Thực hành Giám sát, Các Phương pháp Nghiên cứu Kinh doanh, Sự Bồi thường và Quản lý Lợi nhuận, Đào tạo và Phát triển, Quản lý Sức khỏe và An toàn, Đội ngũ Nhân viên, Quản lý Một Doanh nghiệp Nhỏ, Thực hiện các Chiến lược Cạnh tranh, Quản lý Nguồn Nhân lực theo Chiến lược, Quản lý các Công ty Đa Quốc gia.
Địa chỉ của Trường:
1455 de Maisonneuve Blvd. W.
Montreal, Quebec H3G 1M8
ĐT. (514) 848-2424
Canada