Canada Tây và Canada Đông
Năm 1840 Đạo luật Hợp nhất đã được thông qua. Đạo luật này được thi hành từ năm sau và kết hợp Canada Thượng với Canada Hạ dưới một chính quyền trung tâm. Từ đó hai thuộc địa này được gọi một cách đơn giản là Canada Tây và Canada Đông. Trong mỗi thuộc địa cũ có một hội đồng lập pháp được chỉ định đồng thời với một hội nghị lập pháp với số người bằng như vậy do dân bầu ra. Nơi tọa lạc của chính quyền được thiết lập tại Kingston, nhưng sau năm 1844 được dời về Montreal, sau đó lại dời đi dời lại giữa Toronto và Quebec, và cuối cùng chuyển đến Ottawa năm 1865.
Trong vài năm đầu tiên của thời kỳ này, khái niệm về một chính quyền tự trị hoàn toàn và sự thay thế quyền lực của thống đốc bằng quyền lực của quốc hội đã phát triển và cuối cùng được chấp nhận. Đây là một thời gian quan trọng trong lịch sử lập hiến của Canada, và khả năng để hai nhóm lãnh đạo quốc gia hoạt động song phương với nhau đã được thử nghiệm trong nhiều năm.
Mỗi bên đều có những người lãnh đạo tài ba. Nổi bật nhất là Robert Baldwin ở Canada Tây và Louis Hippolyte Latontaine ở Canada Đông. Cả hai đều đã tham gia vào những cuộc nổi dậy trước cuộc nổi loạn năm 1837, nhưng họ lại cách biệt với nhau qua những đường lối cực đoan để dẫn tới cuộc nổi loạn vũ trang. Họ đã liên minh với nhau trong những năm đầu của chính quyền mới, và kết quả là nhiều luật lệ đã được thi hành. Trong số đó có có các luật lệ thành lập các chính quyền thành phố, luật thành lập Đại học Toronto như một cơ sở không bè phái, và sự thay đổi hệ thống luật lệ tòa án.
CÁC THUỘC ĐỊA LỚN MẠNH
Trong lục đó Canađa đã đầy những người định cư, và việc thành lập một thành của người Anh ở bờ biển phía Tây đang được tiến hành. Một làn sóng những người định cư lưới đến sau cuộc chiến 1812. Trong vòng từ 1815 đến 1850 có khoảng 800.000 người nhập cư vào Canada. Thời kỳ này đôi khi được gọi là thời kỳ Nhập cư Vĩ đại. Người ta đã xây dựng những khu định cư mới ở tỉnh Maritimes và ở các vùng của Canada, và vào đầu thế kỷ đảo Cape Breton có những nông dân nói tiếng Xen-tơ đến định cư.
Cho đến khi có đường sắt, phương tiện chính để chuyên chở những món hàng nặng đi xa là đường thủy. Những kênh đào ở các thuộc địa đã được nâng cấp và những con kênh mới được đào thêm. Những con đường bộ cắt qua các vùng cây bụi để nối liền những trung tâm định cư cách xa nhau. Khi người ta khai hoang, những gốc cây bị chừa lại trong đất cho đến khi mục nát. Những rễ cây thông và cây tuyết tùng có thể cản trở việc cày bừa bằng ngựa trong vòng 15 đến 20 năm. Trong hầu hết các mặt, cuộc sống sơ khai ở Canada giống như ở Mỹ.
ĐỊNH CƯ Ở BỜ BIỂN THÁI BÌNH DƯƠNG
Biên giới giữa Mỹ và phần đất thuộc Anh ở bờ biển phía Tây trong thời gian này còn rất mập mờ. Công ty Vịnh Hudson đã sở hữu một thương điếm sầm uất ở pháo đài Vancouver trên sông Columbia cách thành phố Vancouver ngày nay 200 dặm về phía Nam. Trong nhiều năm vùng đất Oregon này (bao gồm cả bang Washington sau này) là nơi mậu dịch về lông thú và được định cư bởi cả người Anh lẫn người Mỹ theo một sự thỏa thuận chung.
Sự quan trọng vượt trội của việc mua bán lông thú đã bị tác động vào năm 1858 bởi tin đồn là vàng đã được phát hiện ở sông Fraser. Một nhu cầu lớn lúc đó là phải đặt ra luật lệ và trật tự ở những trại đãi vàng mọc lên khắp nơi trong lãnh thổ. Việc này đo Matthew Begbie, một thẩm phán cứng rắn và can đảm, đảm trách. Nhiều người đãi vàng đã bỏ đi khi cơn sốt vàng lắng xuống. Những người ở lại đã hình thành hạt nhân cho tỉnh British Columbia sau này.
Một trong những thành tựu về kỹ thuật trong lịch sử Canada cho đến lúc đó là việc xây dựng tuyến đường bộ Cariboo từ năm 1862 đến năm 1865. Con đường này chạy từ cảng Yale trên sông Fraser cho đến trung tâm của vùng mỏ vàng Cariboo, với chiều dài khoảng 400 dặm. Vùng đất mà con đường này chạy qua hầu như không thể vượt qua được.
Ý TƯỞNG VỀ MỘT LIÊN BANG
Sự kết nối về tình cảm của hai vùng của Canada, vùng Maritimes và British Columbia đối với nước Anh còn chặt chẽ hơn là giữa các vùng này đối với nhau. Có những chuẩn mực tiền tệ khác nhau được sử dụng ở các thuộc địa, và việc mậu dịch giữa các thuộc địa này rất phức tạp do hàng rào hải quan. Công việc kinh doanh hàng ngày đã làm cho các vùng này có quan hệ chặt chẽ với Mỹ. Điện báo, một phương tiện mới được phát minh, được thiết lập ở Toronto đã nối liền thành phố này không những chỉ với Quebec mà còn cả với New York và New Orleans ở Mỹ.
Từ năm 1861 đến 1865 người dân ở các thuộc địa của Anh đã theo dõi cuộc Nội chiến ở Mỹ với tâm trạng không mấy thoải mái. Từ cuộc xung đột lớn này họ đã thấy nổi lên một quốc gia thống nhất mới, được trang bị những vũ khí hùng hậu, và theo nhiều người suy nghĩ quốc gia này sẵn sàng sử dụng những vũ khí đó đối với những thuộc địa của Anh. Nước Anh gần như đã gây chiến với Bắc Mỹ vì miền Bắc đã phong tỏa những tàu bè của miền Nam đang chở hàng bông vải mua bán với nước Anh. Việc sát nhập các thuộc địa của Anh vào nước Mỹ lại một lần nữa được các nhà cực đoan của Mỹ đưa ra. Những người này đã làm sống lại cái gọi là ‘thuyết bành trướng do định mệnh’, theo đó chủ trương đế quốc Mỹ phải bành trướng ra ngoài.
Chính quyền của Canada dưới Đạo luật Hợp nhất đang gặp phải khó khăn vì Canada Tây lúc đó có dân số tăng nhanh hơn Canada Đông. Đạo luật này đã cho số lượng đại biểu ngang nhau giữa hai miền, khi đó những người nói tiếng Pháp ở Canada Đông có số lượng lớn hơn nhiều so với Canada Tây. Một tình trạng bế tắc liên tục đã xảy ra ở quốc hội, trong đó không có chính quyền nào có thể đảm bảo cho một số lượng đại biểu đông hơn.
Trong khoảng từ 1861 đến 1864, bốn bộ và cả hai cuộc tổng tuyển cử đều không giải quyết được sự bế tắc. Năm 1864 một sự liên minh do người lãnh đạo đảng Bảo thủ là John A. Macdonald và lãnh đạo đảng Tự do là Geolge Brown cầm đầu đã hứa hẹn một sự ổn định hơn cho chính quyền. Macdonald đã có sự đồng minh của Georges-Etienne Cartier ở Canada Đông, sau đó lại tranh thủ được sự đảm bảo của Brown về một cuộc hợp tác vì lợi ích quốc gia, mặc dù đã từ lâu Brown được coi như kẻ thù chính trị không đội trời chung với Macdonald và Cartier.
Chính quyền liên minh này muốn đưa ra một dạng liên bang, gồm cả các tỉnh vùng Maritime nếu như họ sẵn lòng. Những vấn đề của tỉnh sẽ để cho từng tỉnh giải quyết. Chỉ có những vấn đề liên quan đến tất cả các tỉnh mới được xử lý bởi chính quyền liên bang.
QUỐC GIA TỰ TRỊ
Năm 1866 những đại biểu của New Brunswick, Nova Scotia và các miền của Canada đã đến Luân Đôn để thảo luận lần cuối với Bộ Thuộc địa của Anh. Newfoundland và đảo Prince Edward lúc đó đã rút khỏi hội nghị. Hội nghị Luân Đôn bàn thẳng đến chế độ quan trọng nhất trong lịch sử lập hiến của Canada, đó là Đạo luật Bắc Mỹ thuộc Anh năm 1867. Đạo luật này, cùng với những bổ sung sau đó, đã thể hiện hiến pháp thành văn của Canada trong suốt hơn một thế kỷ. Ngày 1 tháng 7 đã được công bố như ngày quốc khánh của Canada.
Theo Đạo luật Bắc Mỹ thuộc Anh, có bốn tỉnh trong quốc gia tự trị - Ontario, Quebec, New Brunswick và Nova Scotia - và những tỉnh khác có thể gia nhập thêm về sau. Mỗi tỉnh đều có chính quyền riêng, cơ quan lập pháp riêng, và có thống đốc riêng để đại diện cho hoàng triều nước Anh. Ngoài ra đạo luật này cũng cho thành lập một chính quyền liên bang ở Ottawa, bao gồm một hạ viện (do dân bầu ra), một thượng viện (được chỉ định suốt đời), và một toàn quyền đại diện cho nước Anh. Đạo luật cũng nêu ra những vấn đề mà các tỉnh có thể làm luật và những vấn đề liên quan đặc biệt đến chính quyền tại Ottawa. Những quyền hạn không được liệt kê đều thuộc về chính quyền liên bang. Đạo luật này đã có giá trị cho đến khi ban hành Đạo luật Hiến pháp năm 1982).
Quốc hội đầu tiên của quốc gia tự trị mới đã họp ngày 6 tháng 11 năm l867, với Macdonald làm thủ tướng. Năm 1869 Canada đã mua lại vùng lãnh thổ rộng lớn ở Tây Bắc của Công ty Vịnh Hudson. Thủ lĩnh của nhóm người định cư ở miền Tây là Louis Riel đã gây khó khăn cho viên thống đốc được cử đến tiếp nhận đất từ Công ty Vịnh Hudson. Riel đã chiếm pháo đài Garry, thành lập chính quyền của một tỉnh riêng, và yêu cầu Ottawa phải bảo vệ các quyền dân sự và quyền về đất đai của người dân ở đây.
Năm 1870 Đạo luật Manitoba được ban hành. Theo đạo luật này Manitoba được thành lập như một tỉnh, với thủ phủ là pháo đài Garry. Tỉnh này nhỏ hơn nhiều so với vùng định cư sông Red. Ở đây những cư dân nói tiếng Pháp được công nhận quyền tự do tôn giáo cũng như giáo dục của họ. Quân của đại tá Garnet Wolseley được cử đến pháo đài Garry để thực thi luật pháp và trật tự theo lệnh của Ottawa. Riel để cho chính quyền tỉnh của mình sụp đổ và bỏ trốn. Cuộc nổi loạn đã chấm dứt.
Cuộc điều tra dân số ở nước tự trị mới này được tiến hành năm 1871 cho thấy tổng số dân của Canada lúc đó là 3.689.257 người. Cùng năm đó Hiệp ước Washington được ký kết giữa Anh và Mỹ, đã xác lập quyền sử dụng chung của Mỹ và Canada ở khu vực hồ Great-St. Lawrence và sông Yukon ở Alaska. Mỹ được chấp thuận cho đánh cá ở vùng biển Đại Tây Dương của Canada trong một thời hạn nhất định để đổi lại món tiền 5,5 triệu Đô la.
Cũng vào mùa Hè năm 1871, British Columbia gia nhập liên bang Canada. Việc cải tiến các phương tiện giao thông trên đất liền là hoạt động chính của tỉnh mới này. Macdonald đã cam kết rằng chính quyền tự trị sẽ bắt đầu xây dựng một tuyến đường sắt xuyên lục địa trong vòng hai năm nữa và sẽ hoàn tất trong vòng mười năm.
Sự tiến triển trong tuyến đường sắt liên thuộc địa, nối liền Maritimes với Quebec, đã khích lệ đảo Prince Edward trở thành tỉnh thứ bảy của nước tự trị vào năm 1873. Dự án làm đường sắt liên lục địa đòi hỏi một lượng tài chính rất lớn, và Macdonald phải chịu áp lực đáng kể trước quốc hội và trước báo chí. Ông thắng cử tiếp vào năm 1872, chỉ để đương đầu với những đối thủ chính trị về kế hoạch đường sắt này. Đến năm 1873 đảng Bảo thủ bị lật đổ, và Alexander Mackenzie, lãnh đạo đảng Tự do đã lên cầm quyền thay cho Macdonald.
Sự đóng góp của Mackenzie cho nhà nước tự trị còn non trẻ này là thực tế nhưng lại không hấp dẫn. Trong nhiệm kỳ của ông từ 1873 đến 1878, việc bỏ phiếu kín đã được thực hiện vào năm 1874, tòa án tối cao Canada được thành lập năm 1876, và tuyến đường sắt liên thuộc địa chạy chuyến đầu tiên từ Halifax đến Quebec vào năm 1876. Là một người làm việc không biết liệt mỏi và có tính chính trực mạnh mẽ, nhưng Mackenzie lại không lôi cuốn được đại đa số quần chúng. Khi Macdonald ra ứng cử với sách lược về luật thuế bảo vệ nền công nghiệp trong nước mà ông gọi là quốc sách, cử tri đã tín nhiệm vị ‘thủ lình cũ’ này. Do đó đảng Bảo thủ lại tiếp tục đăng quang.