Châu Âu bước vào chế độ phong kiến từ khi nào?
Chế độ phong kiến đã lan rộng khắp châu Âu trong suốt thời Trung Cổ từ thế kỷ thứ IX đến khoảng thế kỷ thứ XIV.
Bằng thuật ngữ ''chế độ phong kiến'' (régime féoda), các nhà sử học đã gọi một hệ thống chính trị và xã hội được thành lập trên sự ban cấp các thái ấp (fief). Các thái ấp hoặc đất phong, tiếng Latinh là feodum, là vùng đất người ta ban cho một cá nhân thay cho việc trả công phục vụ của người đó.
Chế độ phong kiến đã sinh ra một xã hội theo kiểu kim tự tháp. Trên đỉnh tháp, do thiếu những nguồn tài lực nên nhà vua không thể duy trì một quân đội để bảo vệ dân chúng. Do vậy, nhà vua phải nhờ cậy đến những nhà quý tộc trong vương quốc, cấp cho họ đất đai và tước hiệu để bù lại. Đến lượt mình, những thống tướng lớn chỉ huy chiến tranh cũng hành động giống như vậy đối vái các quý tộc cấp thấp hơn và những chiến binh bình thường.
Còn về phần nông dân, họ nhận được đất đai của lãnh chúa đổi lấy lao động của mình (sự thu tô trên đất lĩnh canh).
Chế độ phong kiến lúc đầu đã phát triển ở vương quốc Franc. Tiếp đó nó lan rộng khắp Tây Âu.