Chữ Runes & Hòn đá ký hiệu Pictish
Thời điểm: thế kỷ 2 – thế kỷ 9 sau CN
Địa điểm: Bắc Âu, đảo Greenland
Đối với mỗi văn khắc bằng chữ Rune đều có nhiều cách lý giải cũng như biết bao học giả nghiên cứu.
“QUY LUẬT THỨ NHẤT ĐỘNG LỰC HỌC NGHIÊN CỨU CHỮ RUN”
Tuyệt đại đa số các chữ viết Châu Âu đều bắt nguồn từ chữ La Mã có khuynh hướng che giấu sự hiện diện của một loại chữ cổ rất quan trọng ở Châu Âu, chữ Rune. Chữ này có mối quan hệ với chữ La Mã hay không vẫn chưa rõ. Từ thế kỷ 2 sau CN, người ta nhận thấy chữ Rune được dùng để ghi lại các thời kỳ ban đầu của tiếng Goth, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Anh, Frisia, Frankish cùng nhiều thứ tiếng bộ tộc khác ở miền trung Đức.
Dải rộng các chữ viết bằng chữ Rune phản ánh dải rộng các ngôn ngữ có liên quan. Tổng số văn khắc bằng chữ Rune biết được trong vùng có lẽ khoảng 5.000, hầu hết đều ở các nước Bắc Âu. Phần lớn ở Thụy Điển, nơi đây thường phát hiện các tảng đá ghi chữ Rune. Na Uy có hơn 1.000 văn khắc, Đan Mạch có khoảng 700, Iceland khoảng 60, tất cả đều có niên đại tương đối muộn, cũng có văn bản chữ Rune ở Greenland và Faroes. Một số nằm trên quần đảo Anh - tìm thấy ở đảo Man, quần đảo Orkney, Shetland, Ireland và đảo Tây - đều là tác phẩm của người Na Uy.
Chúng ta không rõ chữ Rune ra đời khi nào và ở đâu. Chứng cứ qua số đồ vật có khắc chữ Rune tìm thấy ở Romania, trung Đức và Nga cho thấy chữ Rune được phát minh trong khu vực chung ấy, có lẽ do người Goth sống ở biên giới Danube hay bên cạnh vùng Vistula. Giả thuyết khác cũng ghi nhận có sự tương đồng giữa chữ Rune và các chữ dùng trong văn khắc trong các thung cũng dãy Alps miền nam Thụy Sĩ và bắc Ý, rồi gán việc phát minh này thành tiếng Germani La Mã hóa trong vùng. Giả thuyết thứ ba cho rằng một bộ tộc ở Đức sống ở Đan Mạch, có lẽ phía nam Jutland, là tổ tiên nghĩ ra chữ Rune, phần lớn văn khắc lâu đời nhất phát xuất từ khu vực chung này, các văn bản bằng chữ Rune lâu đời nhất vẫn đang được phát hiện ở nhiều vùng khác nhau thuộc Đan Mạch. Nhưng tất cả học giả nghiên cứu chữ Rune đều nhất trí một điểm: chữ cái La Mã đã sử dụng ảnh hưởng của một số loại chữ viết bằng chữ Rune.
Tảng đá Rök, Östergötland, Thụy Điển. Văn khắc bằng chữ Rune biết đến lâu đời nhất, do Varin viết, để tưởng nhớ Vaenod. con trai đã chết của ông, trong Thời kỳ Vi-king ban đầu.
Bảng chữ cái của chữ Rune
Bảng chữ cái của chữ Rune gồm 24 chữ, xếp theo thứ tự khác thường gọi là “futhark” sau sáu chữ đầu tiên:
Ở đây chữ viết từ trái sang phải, nhưng có thể cũng viết từ phải sang trái trong thời gian đầu, hay thậm chí viết theo kiểu boustrophedon (dòng viết từ phải sang trái, dòng viết từ trái sang phải). Một chữ riêng biệt đôi lúc cũng có thể đảo ngược, nhất là do ý thích chợt nảy ra, thậm chí viết lộn ngược. Không có phân biệt giữa chữ viết hoa và chữ thường.
Thấy rõ một số chữ có quan hệ với chữ cái La Mã, như các chữ Rune tượng trưng cho chữ r, i và b. Các chữ khác có thể phỏng theo chữ La Mã, như những chữ tượng trưng cho chữ f, u (chữ V La Mã lộn ngược), k (chữ C La Mã, h, s, t và l (chữ L La Mã lộn ngược). Nhưng các chữ khác, như các chữ tượng trưng cho chữ g, w, j và p, hầu như không giống hình dạng La Mã có cùng giá trị ngữ âm.
Giá trị ngữ âm ở phần trên chỉ mang tính tương đối: các âm của ngôn ngữ gốc Đức ban đầu không tương đương chính xác như tiếng Anh hiện đại. Ví dụ, có một chữ Rune thể hiện cho âm sát hẹp th, như trong “thin” (sử dụng trong cách phát âm tiếng Anh ban đầu, được gọi là “thorn”). Có một nguyên âm ở đây tượng trưng như chữ i, về cách phát âm vẫn đang tranh cãi. Chữ viết chữ Rune cũng phân biệt giữa ng trong từ “ungrateful” () với ng trong từ “sing”, .
Nhưng ngay cả văn khắc bằng chữ Rune cũng thường được ''đọc'' - theo nghĩa giống như văn khắc bằng tiếng Etrusca - nghĩa của chúng thường bí ẩn, vì chúng ta không hiểu biết về các ngôn ngữ gốc Đức ban đầu. Do đó nguồn gốc xuất xứ của cách diễn đạt hiện đại “đọc chữ Rune” - có nghĩa là phải phỏng đoán trên cơ sở chứng cứ rời rạc và mơ hồ.
Trâm Hunterston, tìm thấy ở Strathclyde, Scotland. Chữ Rune ở bên trái chốt gài là tên của chủ sở hữu, Melbrigda, chữ Rune bên phải là chữ Rune giả.
Đá ký hiệu Pict
Đá ký hiệu Pict thậm chí còn bí ẩn hơn nhiều. Số lượng khoảng 630, trong đó có những tảng đá được xem là mất tích, và chỉ tìm thấy ở Scotland, do người Pict cai trị từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 9 sau CN. Có khoảng 425 ký hiệu có thể đọc được, phân thành nhóm khoảng 50 ký hiệu khác nhau, nhóm thường thấy là nhóm có hình que chữ V và hình lưỡi liềm, nhóm đĩa đôi và que hình chữ Z, nhóm ''cá heo'', nhóm cá, nhóm gương lược. Rõ ràng không hề giống với bảng chữ cái La Mã, thật ra ký hiệu Pict thường xuất hiện thành từng đôi, hiếm khi thành từng nhóm có nhiều hơn bốn - vì thế chúng hoàn toàn không phải là chữ cái.
Hiện có hai nhóm văn khắc quan trọng. Nhóm I chỉ gồm các ký hiệu được khắc vào đá cuội không trau chuốt và tảng đá nguyên khối Thời kỳ đồ đá mới và Thời kỳ đồ đồng. Nhóm II, rõ ràng mang chủ nghĩa tượng trưng Cơ Đốc giáo, gồm một thánh giá và trang trí thường ấn tượng được chạm ở một bên phiến đá của tảng đá địa phương, với các ký hiệu cũng giống như trong Nhóm I, cũng có trang trí và đôi lúc là một thánh giá thứ hai, chạm vào mặt phía sau.
Vì ngôn ngữ Pict là một hình thức của ngôn ngữ Gaelic, đã bị biến mất, nên lời giải thích các văn khắc hoàn toàn đưa vào chính bản thân các ký hiệu. (Một vài tảng đá cũng có chữ thuộc bảng chữ cái Ogham, nhưng vì chữ này gần như không thể hiểu được, vì các tảng đá này không được khắc “song ngữ” thông dụng). Rất có khả năng các ký hiệu Pict phần lớn đều thể hiện tên riêng theo kiểu các công cụ di giáo sau này, hoặc tưởng niệm các biến cố quan trọng, một số hầu như là mộ chí. Không như chữ viết chữ Rune, các ký hiệu Pict không phải là một hệ thống chữ viết đầy đủ.
Các ký hiệu Pict phổ biến nhất. Ảnh trên Golspie số 2, ở Scotland, một tảng đá ký hiệu Nhóm II, trong số các vật khác thể hiện một động vật Pict, người đàn ông Pict có tìu hai đầu và dao găm đối một với một con sư tử và cá, hai rắn adder quấn nhau đang cắn đuôi cá của chính chúng.
Các tấm lắc bạc và men lấy ở kho Norrie’s Law, có lẽ có niên đại thế kỷ 5 sau CN. Ký hiệu và đĩa đôi và que hình chữ Z, một đầu hải cẩu.