Con đường đi của con cái là do bố mẹ vạch ra
Nghiên cứu kỹ các vụ ly hôn ta phát hiện ra giống nhau kỳ lạ giữa số phận những đôi đang ly hôn với số phận bố mẹ họ. Số phận bố mẹ được lặp đi lặp lại trong số phận con cái đến là khớp? Cứ như là một số người “vận rủi” và truyền cho con cái họ vậy.
Nhưng không có gì “thần bí” ở đây cả, mà chẳng qua chỉ là kinh nghiệm đáng buồn của bố mẹ được con cái “học tập” đó thôi. Xin dẫn một ví dụ: ông bố bà mẹ kiện nhau dành đứa con. Khi điều tra thì hoá ra từ nhỏ, đứa trẻ đã ở với bà, nó không trông thấy bố, cũng chẳng trông thấy mẹ, mặc dù bố mẹ nó sống ngay gần kề. Người không sắp xếp hợp lí công việc trong một ngày, lúc nào chị cũng kêu thiếu thời gian và có đến thăm con khoảng một tháng một lần. Cuộc điều tra tiếp theo cho thấy rằng tất nhiên người mẹ có đến thăm con nhiều hơn, nhưng khó khăn vì mối quan hệ căng thẳng giữa chị và mẹ chồng (con chị ở với bà nội). Chánh án bèn cầu chị kể về tuổi ấu thơ của chị. Thì ra hồi nhỏ, hàng tháng trời cũng không gặp mẹ vì chị ở với bà. Liệu chúng tôi có cần bình luận một sự trùng hợp “định mệnh” như thế?
Xin dẫn một ví dụ nữa. Một người đàn ông trung niên đệ đơn ly dị với lý do là “không hợp tính nết”. Không có nguyên nhân nào khác để ly dị: con gái họ đã lớn, họ đầy đủ về vật chất. Chánh án yêu cầu người đàn ông kể về thời kỳ ông ta bằng tuổi con gái ông hiện giờ. Thì ra đúng thời gian đó, bố ông ta rời bỏ gia đình, khiến ông ta (còn ở tuổi thiếu niên) rất đau khổ.
Vậy đã có những thay đổi gì xảy ra trong tính cách cậu thiếu niên ấy, điều gì về sau này đã khiến ông ta không thể tiếp tục chung sống với vợ? Thì ra ông ta rất dễ thân với mọi người (khác với bố ông ta), thì ra ông ta rất nhanh chóng có cảm tình nồng nhiệt với họ, nhưng chỉ cần ai làm điều gì trái ý ông ta, là cảm tình của ông lập tức biến thành mối căm ghét, thất vọng, hoặc ít nhất cũng là sự dửng dưng. Tính nết như thế phải nói là khó, dù người vợ tế nhị mấy cũng chắc gì đã chiều nổi, nhưng chúng tôi tự hỏi: mươi mươi lăm năm nữa, liệu con gái ông ta có xử sự với chồng cô như ông hôm nay không?
Có thể nói gần chắc chắn rằng khi lấy chồng, cô gái ấy sẽ không rộng lượng với những thói quen nào của chồng không liên quan trực tiếp đến lợi ích của gia đình. Cô sẽ rất khó chịu mỗi khi anh đi làm về muộn, cô sẽ nghi ngờ anh phản bội mà thực ra anh không có. Cuộc sống vời người vợ như thế đúng là không chịu nổi. Và chúng tôi thấy không có gì bảo đảm anh sẽ không đến với một người phụ nữ khác trong một dịp nào đó, còn vợ anh sẽ đệ đơn xin ly hôn mà không hề suy nghĩ câu hỏi sau đây: con trai và con gái của cô sẽ sống thế nào?
Có ý kiến cho rằng trẻ con cần một sự hoà thuận tồi tệ hơn là cần sự bất hoà tốt lành, nói cách khác gia đình tồi tệ một cách hình thức thì vẫn hơn ly dị. Chúng tôi không thể tán thành quan điểm đó. Những đứa trẻ lớn lên trong hoàn cảnh hoà thuận tồi tệ sẽ sợ hãi trước việc xây dựng gia đình riêng. Theo quan niệm của chúng, hôn nhân không phải là mối gắn kết tự nguyện của hai con người yêu nhau, mà là cái gông, khi đã đeo vào sẽ không thể thoát ra được nữa. Rồi chúng còn sợ sẽ có những đứa con chứng kiến nỗi đau khổ của chúng. Tức là như chúng ta thấy, cả trong trường hợp này con cái cũng lặp lại số phận của cha mẹ mình.