Tài liệu: “Đứng giữa hai hỏa lực”

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Người ta không ly hôn một cách đột ngột. Trước đó là những cuộc cãi nhau, xung đột giết chết tình cảm một cách từ từ nhưng chắc chắn
“Đứng giữa hai hỏa lực”

Nội dung

“Đứng giữa hai hỏa lực”

Người ta không ly hôn một cách đột ngột. Trước đó là những cuộc cãi nhau, xung đột giết chết tình cảm một cách từ từ nhưng chắc chắn. Nhiều khi một bên đã định ly hôn mà bên kia vẫn yêu. Nhưng nếu không chế ngự được bản thân, vợ chồng vẫn tiếp tục cãi cọ tiếp tục xung đột nhau, thì ly hôn là không tránh khỏi.

Người đau khổ hơn cả trong chuyện này là con các. Đứa trẻ không thể hiểu được tại sao bố mẹ cãi nhau, tại sao mẹ lúc nào cũng khóc còn bố lúc nào cũng cáu kỉnh. Theo bản năng, cố giữ lòng tin vào cuộc đời mà cả hai bố mẹ là hiện thân, nó chạy rối lên giữa họ, lúc đứng về phía bên này lúc đứng về phía bên kia, nó không thể nhận thức được rằng bố mẹ nó không còn yêu nhau nữa. Điều đó trái với toàn bộ quan niệm của đứa con về thế giới: thế giới bắt đầu sụp đổ trong ý thức nó! Và khi nó thấy mọi cố gắng hoà giải bố mẹ đều không ăn thua, nó liền lẩn trốn các cuộc cãi nhau. Nếu có phòng riêng, nó đóng chặt cửa ngay trong phòng. Hoặc nó chạy ra đường nhưng cả ở ngoài nó cũng không thấy ăn thua. Nó trở nên cáu kỉnh. Chẳng có lý do gì cụ thể nó cũng chửi bạn, đánh bạn. Nó học hành ngày càng kém. Một số đứa đâm ra nói lắp hoặc đái dầm, hoặc là dấu hiệu suy nhược thần kinh. Nếu con một lại càng gay go, vì nó chẳng có ăn để chia xẻ, để trút ra ngoài nỗi lo sợ.

Nhiều ông bố, bà mẹ cho rằng đứa trẻ còn chưa hiểu gì, nên vẫn cãi nhau, chửi nhau trước mặt nó. Đó là hiểu rất sai. Chúng tôi dám cam đoan với bạn rằng ngay đứa trẻ còn bú mẹ cũng cảm thấy và hiểu xúc cảm của mẹ theo cách mẹ cho nó bú, và sự lo lắng của mẹ lập tức truyền sang nó.

Lại có ông bố, bà mẹ cho rằng bọn trẻ hiểu tất cả, bởi vậy họ không chỉ cãi nhau hai người, mà còn lôi cả đứa trẻ vào, bảo nó hãy xem bố “đểu” thế nào, mẹ nó “tồi” thế nào. “Phương pháp” đó cũng không hứa hẹn điều gì tốt lành cho trẻ, khi nó tràn trề yêu cuộc sống và đối với nó, tất cả đều đẹp đẽ. Theo số liệu thu thập được, gần 70% trẻ em chữa ở bệnh viện thần kinh là những ai đã trải qua, sự tan vỡ gia đình hồi các em chưa đầy hai tuổi.

Bản chất trẻ con là luôn nghĩ rằng chúng có cả bố, cả mẹ. Mất một người là một bi kịch riêng của chúng, sự sụp đổ của một chỉnh thể toàn vẹn mà chúng đã từng có. Trong khi đó, đáng lẽ phải làm con yên lòng, khôi phục lại lòng tin của nó đối với mình, ông bố, bà mẹ mỗi người riêng biệt lại bảo là mình tốt thế nào, mình yêu nó thế nào, còn người kia thì xấu ra sao, ghét nó ra sao. Dù muốn hay không đứa trẻ cũng lắng nghe cả bố cả mẹ, nó bắt đầu giả dối, lúc đứng về phía mẹ, lúc đứng về phía bố, rồi nó quen tố giác để cầu lợi. Tệ hại hơn nữa là đứa trẻ cho rằng nó hành động như vậy vì những động cơ tốt đẹp vì quan niệm của bản thân nó về điều thiện và điều ác nhưng thật ra sự phát triển đạo đức của nó lại bị méo mó một cách thô bạo, và sẽ ảnh hưởng rất xấu đến nó sau này.

Ít ông bố bà mẹ nào lại đủ dũng cảm thừa nhận với đứa trẻ rằng mình là nguyên nhân gây tan vỡ gia đình. Lý do phổ biến nhất được đưa ra phiên toà xét xử ly hôn là ông bố đã có một phụ nữ khác, còn bà mẹ đã có một người đàn ông khác. Cặp vợ chồng xin ly hôn rất khó chấp nhận ý kiến nói rằng đó không phải là nguyên nhân, mà là hậu quả những lục đục trong gia đình, những lục đục này nảy sinh không phải hôm nay và càng không phải hôm qua. Công nhận như vậy có nghĩa là công nhận lỗi của mình trong sự việc xảy ra, mà không ai muốn thế. Sẽ dễ dàng hơn nếu buộc tội người kia, và lấy đứa con ra làm nhân chứng. Còn đứa trẻ, rối tung rối mù trong những cách đánh giá đầy mâu thuẫn, nó lạc lối và bắt đầu xét tất cả những người khác giới.

Các liên hệ xúc cảm sau này của bọn trẻ, tâm hồn nó phong phú hay nghèo nàn phụ thuộc trực tiếp vào kinh nghiệm ban đầu nó thu nhận được trong gia đình. Bởi vậy, đôi vợ chồng đã quyết định ly hôn sẽ hành động đúng nếu họ đưa đứa trẻ ra khỏi chỗ “giữa hai hoả lực” và tự giải quyết với nhau những vấn đề liên quan đến thủ tục ly hôn.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4308-02-633737410487909492/Con-cai-va-hai-bo-me-da-ly-hon/Dung-giua-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận