Gây mê người bệnh như thế nào?
Gây mê không gây nguy hiểm vì nó tránh cho người bệnh cảm giác đau đớn trong khi phẫu thuật. Nếu phẫu thuật nhỏ, chỉ cần làm mất cảm giác chỗ mồ (gây tê tại chỗ). Khi phải gây mê toàn thân, bệnh nhân sẽ ngủ sâu.
Phần lớn các cuộc giải phẫu đều cần gây tê. Kể cả nha sĩ khi cần nhổ răng cho bệnh nhân. Bệnh nhân vẫn tỉnh nhưng sau một mũi tiêm vào lợi, họ sẽ không còn cảm thấy đau đớn nữa.
Gây mê toàn phần là tạo giấc ngủ nhân tạo. Bệnh nhân không còn tỉnh táo, không biết gì xung quanh và không thấy đau đớn khi mổ. Nhiều loại thuốc được sử dụng bằng cách tiêm (tiêm vào máu), uống (thuốc ngủ) hoặc bằng đường hô hấp (mặt nạ tẩm thuốc ngủ dạng hơi, hoặc khí gây mê). Gây mê toàn phần được tiến hành theo 2 giai đoạn: vài giờ chuẩn bị, trấn an người bệnh bằng cách uống thuốc an thần, sau đó, đến giờ mổ sẽ gây mê hoàn toàn. Bác sĩ phẫu thuật được sự giúp đỡ của các chuyên gia, những người chuyên gây mê. Đặc biệt những người chuyên gây mê phải chú ý tới người bệnh trong suốt quá trình mổ, kiểm tra tình trạng của tim và giấc ngủ cho tới tận khi người bệnh tỉnh lại.