Tài liệu: Gặp lại các mảnh vụn của sao chổi Halley

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Khả năng gặp lại những mảnh vụn của sao chổi Halley là có thể. Nếu trời trong, bạn sẽ thấy một ngôi sao sáng chói đang lao đi như tên bắn - một mảnh vụn của sao chổi Halley.
Gặp lại các mảnh vụn của sao chổi Halley

Nội dung

Gặp lại các mảnh vụn của sao chổi Halley

Khả năng gặp lại những mảnh vụn của sao chổi Halley là có thể. Nếu trời trong, bạn sẽ thấy một ngôi sao sáng chói đang lao đi như tên bắn - một mảnh vụn của sao chổi Halley.

“Đó là những cơn mưa sao băng Thiên Lang xảy ra theo chu kỳ”, Bill Cooke, một chuyên gia về môi trường vũ trụ giải thích. Hàng năm, cứ vào tháng 10, trái đất đi xuyên qua một dòng bụi do sao chổi Halley để lại từ nhiều năm trước. Khi các mảnh vụn không to hơn hạt cát này va vào bầu khí quyển trái đất và bốc cháy, chúng trở thành “các mũi tên sao”.

Cơn mưa sao băng này có tên sao băng Thiên Lang là do nó xuất hiện tại một điểm trong chòm sao Thiên Lang, sẽ đạt tới cao trào vào ngày 21/10. Ở những nơi trời tối và trong trẻo, những người quan sát trên Bắc bán cầu sẽ đếm được 15-20 sao băng mỗi giờ trước lúc rạng đông. Ở bán cầu Nam, những người quan sát sẽ nhìn thấy nhiều nhất 10-15 sao băng mỗi giờ.

Trái đất tiến vào quỹ đạo của sao chổi Halley hai lần trong năm, một vào tháng 5 và một vào tháng 10. Mặc dù bản thân sao chổi này hiếm khi lại gần trái đất (nó đang ở ngoài quỹ đạo của sao Thổ), nhưng các vệt bụi của nó để lại không ngớt đi vào sâu hệ mặt trời và đều đặn gây ra hai cơn mưa sao băng mỗi năm.

Cứ sau chu kỳ 76 năm, Halley lại đến thăm hỏi các hành tinh bên trong của hệ mặt trời, mỗi lần đều để lại các vệt bụi. Lần gần đây nhất là năm 1986.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4701-26-633942476416228447/The-gioi-dieu-ky/Gap-lai-cac-manh-vun-cua...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận