Vì sao Nasa để một vệ tinh rơi tự do?
Trong một sứ mệnh đặc biệt, NASA phóng đi một quả cầu, rồi để nó rơi tự do, không hề có sự kiểm soát và cứu trợ... Quả cầu có tên là Starshine 3 (Ánh Sao). Bề mặt của nó lóng lánh như những vì sao, bởi 1500 mảnh gương ghép lại.
Trong không gian, vệ tinh này nhìn giống như một quả bóng sáng trong các sàn nhảy. Giáo sư Gil Moore, trưởng dự án, nói: “Mục đích của Starshine là khám phá bí mật của tầng khí quyển loãng và cho biết điều gì sẽ xảy ra khi quả cầu rơi xuống từ ngoài không gian”.
Vệ tinh bay trên quỹ đạo cách trái đất 470 km. Đây chính là thượng tầng khí quyển. Mật độ không khí chỉ bằng 1/1012 so với ở trái đất. Tại quỹ đạo này có Trạm Không gian Quốc tế, các tàu con thoi và hàng trăm vệ tinh khác. Bởi vậy, việc nghiên cứu về sự rơi tự do ở đây rất có ý nghĩa cho việc cứu trợ trong tương lai.
Theo dự tính, từ độ cao trên 500 km, quả cầu sẽ được thả tự do xuống tầng khí quyển loãng. Trong vòng 4 năm, nó sẽ trượt xuống các quỹ đạo thấp hơn. Ông Moore cho biết, khi quả cầu trượt xuống tầng bình lưu, cách trái đất khoảng 80 km, nó sẽ bị đốt cháy hoàn toàn, và sẽ không có gì nguy hiểm cho mặt đất.