Giáo đường Lalibela
Là một giáo đường nằm hoàn toàn trong nham thạch ở Ethiopia, xây khoảng năm 1200. Giáo đường đều là đục trên đá núi mà thành và dân cư của Lalibela tuyệt đại bộ phận là giáo sĩ và cha cố. Lalibela ở vào rặng núi Lasta ở miền Trung Ethiopia địa thế tương đối cao, dựa vào ngọn núi cào nhất rặng núi - núi Abuna Zis 4117 mét.
Thành này vốn tên là Lohan, về sau đổi tên như hiện nay để kỷ niệm người xây dựng giáo đường nham thạch - một vị quốc vương triều Zagwe - Lalibela đã mời thợ đá thành thạo từ Jerusalem và thành Alexandria đến và phối hợp với nhân lực bản địa. Đầu tiên ở bốn chung quanh nham thạch cỡ lớn ở sườn núi đào rãnh khá sâu, tách rời hoàn toàn nó khỏi thế núi, sau đó từ trên xuống dưới, cực kỳ khó nhọc đào từng chút một khối đá trong nham thạch, tạo thành một giáo đường nham thạch có nóc tròn, cửa sổ, hành lang, phòng ở. Bên trong giáo đường ngoài cột đá chống đỡ vùng nóc và cổng vòm ra, toàn bộ bị khoét rỗng.
Tại đây có một số giáo đường tiêu biểu. Trong đó lớn nhất là giáo đường Chúa Cứu Thế, dài 33,5 mét, rộng 23,5 mét, cao 10,6 mét. Cái được tôn sùng nhất là giáo đường Sainte Maria, cửa sổ phía dưới giáo đường hiện ra hình thập tự Latinh và cổ Hy Lạp, hình chữ vạn và hình chữ thập cuộn thành vòng tròn. Ngoài ra, đối diện với đại viện là giáo đường Trinh nữ, xây dùng cho trinh nữ tử vì đạo. Những giáo đường khác do đường thông nham thạch dưới đất giống như mê cung nối liền với nhau, cả khối nham thạch cỡ lớn xây dựng giáo đường Saint George được khắc hình chữ thập - nó là bia kỷ niệm sự nghiệp anh hùng và nghị lực phi thường của người xây dựng giáo đường.
Giáo đường nham thạch Lalibela là một trong những kỳ quan nổi tiếng hấp dẫn du khách.