Thành phố Weimar
Thành phố cổ Weimar thuộc vùng Thueringen vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XX, là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất. Nơi đây cuốn hút nhiều nhà văn, nhà văn hoá, nghệ sĩ, đặc biệt là hai nhà Đại văn hào Đức Goethe và Schiller, họ là hai người bạn chí cốt của nhau.
Sự phát triển rực rỡ của Weimar thể hiện rõ nhất qua nghệ thuật kiến trúc của những toà nhà, lâu đài, nhà hát, cung điện và những công viên.
Khoảng năm 1800 Weimar đã trở thành trung tâm trí thức quan trọng của người Đức và người châu Âu. Tại thành phố này Johann Wolfgans von Goethe (1749- 1832) đã viết một tác phẩm nổi tiếng “Faust” Weimar cũng là nơi Friedrick von Sechiller đã sống từ 1787 đến 1789 và từ 1799 đến 1805. Tại đây ông đã viết tác phẩm bất hủ “William Tell”.
Vào nửa sau thế kỷ XIX, nhà soạn nhạc vĩ đại Frannz Liszt (1811 - 1886) đã đưa những buổi hoà nhạc vào thành phố mang tính khác biệt với giá trị nghệ thuật cao. Cũng tại Weimar, năm 1919 Walter Grofius đã cho thành lập trường kiến trúc “Bauhaus”.
Năm 1925 Trường Bauhaus được chuyển về Dessau và một vài năm sau, từ Dessau trường được chuyển về Berlin.
Weimar, nơi nhà nước Cộng hoà Weimar đầu tiên ra đời và hiến pháp của nó đã được soạn thảo và thực thi ở Weimar năm 1919, nhưng đến năm 1933 đã bị Hitler cướp đoạt.
Dân số Weimar 64.400 người. Weimar được chọn là thành phố văn hoá châu Âu năm 1999, nhân kỷ niệm lần thứ 250 ngày sinh của Goethe. Tại đây có nhiều công trình kiến trúc lịch sử văn hoá như: nhà thờ từ thế kỷ X, lâu đài Belvédere (1724 - 1732), toà thị chính xây theo dự án của Goethe. Weimar là quê hương của Carl Philip Emmanuel Bach, Bernard de Saxe - Weimar. Năm 1572 là thủ phủ Công quốc Saxe - Weimar.
Trong Chiến tranh thế giới thứ II, phát xít Hitler đã xây dựng ở đây trại tập trung Buchenwald khét tiếng giết người man rợ ở một thành phố có truyền thống văn hoá lâu đời. Thành phố Weimar được UNESCO ghi vào danh sách Di sản văn hoá thế giới năm 1998.