Giáo dục, giáo dục và giáo dục
Nhiều người cho rằng, giáo dục tốt là cách duy ít để giảm đói nghèo và cải thiện tình trạng xã hội. Dễ dàng nhận thấy là người thất nghiệp thường có trình độ học vấn và kỹ năng chuyên môn thấp hơn so với những người có công việc ổn định. Điều này cho thấy giáo dục tốt sẽ giúp họ tìm dược việc làm và do đó giảm được nghèo đói. Ở Anh, giáo dục phổ thông là bắt buộc (đến tuổi 16), thế nhưng chất lượng giáo dục rất khác nhau. ở một số vùng, bỏ học là một vấn đề lớn. Những trường phổ thông chất lượng thấp thường nằm ở những vùng nghèo nhất. Do đó, trẻ em các vùng này khi trưởng thành ít khả năng có cơ hội nhận được những công việc lương cao. Thách thức ở đây là phá vỡ cái vòng đói nghèo luẩn quẩn này và làm cho lớp trẻ ở các vùng kém ưu thế có cơ hội nâng cao học thức và kỹ năng nghề nghiệp. Chính phủ Anh coi việc này là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tương lai. Khẩu hiệu nổi tiếng của Thủ tướng Tony Blaire: ''Giáo dục, giáo dục và giáo dục'' được sử dụng nhiều lần trong chiến dịch tranh cử đưa đến thắng lợi của đảng ông năm 2001. Các trường phổ thông được trang bị máy vi tính để dạy cho học sinh những kỹ thuật mới đáp ứng các nhu cầu phát triển của thế kỷ XXI, và các trường chất lượng thấp hơn còn được hỗ trợ các giáo viên đặc biệt có khả năng khích lệ học sinh ham học và cải thiện công việc của các trường.
Một trong những mục tiêu hàng đầu của Chính phủ là cải thiện chất lượng giáo dục.
Bất bình đẳng về thu nhập
Từ những năm 1980, ở Anh sự khác biệt giữa giàu có và nghèo ngày càng lớn. Việc này dẫn đến bất bình đẳng và khoảng cách về thu nhập càng lớn hơn vào cuối những năm 1990 (hơn bất kỳ thời gian nào kể từ thế kỷ XV). Năm 1979 số người giàu (10% dân số) hưởng đến 20% tổng thu nhập quốc dân, trong khi đó, số người nghèo (10% dân số) chỉ hưởng 4,1%. Đến năm 1999, những con số này là 28% và 2%. Sự bất bình đẳng gia tăng ngày càng lớn, nếu xét về thu nhập thực tế. Thu nhập hàng tuần cho số người nghèo (10%) giảm 12% từ năm 1979 đến 1996, trong khi đó thì con số này ở người giàu tăng 68%, chứng tỏ rằng, người giàu càng giàu thêm, người nghèo càng nghèo đi.