Tài liệu: Giải Nobel kinh tế

Tài liệu
Giải Nobel kinh tế

Nội dung

GIẢI NOBEL KINH TẾ

KINH TẾ - MỘT NGÀNH KHOA HỌC ĐƯỢC THỪA NHẬN MUỘN MẰN

Hàng năm việc thông báo tên các nhà khoa học được tiến hành vào tháng 10 - tháng sinh nhật Nobel (1833- 1896). Năm 1901 là năm các giải Nobel đầu  tiên về hoà bình, vật lý, hoá học, y học và văn học được trao cho các nhà khoa học. Theo di chúc của Nobel, những người được trao giải phải là những tác giả của những phát minh khoa học có đóng góp đáng kể vào sự tiến bộ của nhân loại hoặc những người đã có những cống hiến to lớn cho nhân loại.

Lúc đầu, vào cuối thế kỷ XIX, Nobel đã quyết định dùng tài sản của mình để trích thưởng hàng năm cho những công trình khoa học và những cống hiến cho xã hội: Ông không hề nghĩ đến các ngành khoa học xã hội nói chung là ngành kinh tế nói riêng. Trong thực tế, vào thời điểm này, môn kinh tế chưa được dạy trong các trường đại học, thậm chí người ta cũng không coi kinh tế là một ngành khoa học. Chỉ bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ XX, một số nhà kinh tế mới đưa ra quan điểm kinh tế là một ngành khoa học. Cho tới sau chiến  tranh thế giới thứ hai thì khoa kinh tế được mở ở hầu hết các trường đại học lớn.

Mặc đù có tên gọi ''giải Nobel kinh tế'', nhưng số tiền thưởng lại không phải trích từ tài sản của Nobel. Năm 1968, nhân dịp kỷ niệm 300 năm ngày thành lập và để tưởng nhớ tới Alfred Nobel, Ngân hàng Trung ương Thụy Điễn đã quyết định lập giải thưởng khoa học kinh tế hàng năm lấy tên Nobel để trao cho những nhà kinh tế có những đóng góp to lớn cho nhân loại, bắt đầu từ năm 1969. Tuy vậy, giải Nobel kinh tế vẫn tuân theo đúng tinh thần của các giải Nobel, vì ''lợi ích của nhân loại phụ thuộc vào các chính sách kinh tế, còn chính sách kinh tế lại phụ thuộc vào tiến bộ của khoa học kinh tế”.

GIẢI NOBEL VỀ KINH TẾ ĐƯỢC LỰA CHỌN NHƯ THẾ NÀO?

Việc lựa chọn người được giải Nobel thuộc thẩm quyền của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển. Hàng năng, một hội đồng gồm 5 nhà kinh tế Thụy Điển do Viện Hàn lâm cử ra, sẽ đề cử một danh sách ứng cử viên trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia kinh tế nổi tiếng các trường đại học và các Viện nghiên cứu kinh tế tiếng tăm trên thế giới. Người được giải được lựa chọn trên cơ sở đa số phiếu tán thành tại Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia.

Trong số 44 nhà kinh tế được giải cho tới nay, 36 người có quốc tịch Mỹ  (trong đó có những người không sinh trựởng ở Mỹ và có những người có hai quốc tịch) tiếp theo là Anh (8 người) Na Uy (2 người), Thụy Điển (2 người), Nga (1 người), Canađa (l người), Đức (1 người), Pháp (1 người), Hà Lan (1  người) và Ấn Độ (1 người).

Điều đáng chú ý là Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển không trao giải cho các tác giả của những lý luận kinh tế mới. So với các giải Nobel  khác, giải Nobel kinh tế thường được trao cho những người đã vượt qua đỉnh cao sự nghiệp của họ từ rất lâu. Có vẻ như là giải chỉ được trao cho các tác giả của những lý luận kinh tế đã được kiểm chứng qua thời gian. Tuổi trung bình của những người đoạt giải Nobel kinh tế là 67, trong khi đối với các giải Nobel về vật lý hay hóa học, tuổi trung bình của người đoạt giải là 52. Sự khác biệt này có lẽ là do tính chất đặc biệt của kinh tế với tư cách là một ngành khoa học xã hội. Giá trị thực sự của một lý thuyết kinh tế chỉ có thể được đánh giá đầy đủ sau nhiều năm. Mặt khác, do mãi sau này giải Nobel kinh tế mới xuất hiện, Viện Hàn lâm Hoàng gia muốn trao giải cho những người xứng đáng được trao giải từ  lâu nhưng chưa được nhận chỉ vì lúc đó giải chưa xuất hiện. Tuy nhiên do không  có cơ chế truy tặng, nên một số nhà kinh tế xuất sắc đã không được nhận giải vì  đã qua đời trước khi công trình của mình được xét.

Có 2 lần giải Nobel được trao cho 3 nhà khoa học và 9 lần giải Nobel  được trao cho 2 nhà khoa học. Thông thường đó là những công trình có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có khi là 2 công trình nghiên cứu độc lập với nhau nhưng cùng về một lĩnh vực. Trong kinh tế thường là công trình cá nhân, ít khi  là công trình nghiên cứu tập thể và nếu phân biệt theo tiêu chí kinh tế vĩ mô kinh  tế vi mô thì 2/3 số công trình đoạt giải là những công trình vĩ mô.

 

VIỆN ỨNG DỤNG CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ

Rất nhiều nhà kinh tế đoạt giải Nobel nắm giữ những chức vụ quan trọng  trong Chính phủ, hoặc có khả năng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến chính sách kinh tế ở nước họ, Tinbergen, Samuelson, Tobin, Fliedman, Lewis và Modigliam đều là những cố vấn kinh tế của Chính phủ hoặc của các tổ chức quốc tế ở Thụy Điển, G.Myrdal đã từng là thượng nghị sĩ trong nhiều năm, và  B.Ohlin là Chủ tịch đảng tự do Thụy Điển còn D .North đã từng là cố vấn của Chính phủ Cộng hoà Czech về vấn đề tư nhân hoá.

Với số lượng đông đảo các nhà kinh tế Mỹ trong số những người được giải, cho nên cũng không có gì là lạ khi chính sách kinh tế của Mỹ từ sau Chiến  tranh thế giới thứ hai chịu ảnh hưởng rất nhiều của các lý luận của họ. Đó là trường hợp của “chủ nghĩa Keynes mới'' được áp dụng trong giai đoạn những  năm 60. Samuelson và Tobin, với tư cách cố vấn kinh tế cho Bộ tài chính, cho  Ngân hàng dự trữ quốc gia và Hội đồng các cố vấn kinh tế, đã đóng góp tích cực  vào việc xây dựng các chính sách kinh tế ở Mỹ dưới thời Tổng thống Kennedy. Chính sách trong thời kỳ này là nhằm khuyến khích tạo việc làm, phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội để thực hiện bình đẳng xã hội và thực hiện  chính sách tự do hóa thương mại. Nhưng những biện pháp thực hiện đã dẫn đến tăng thâm hụt ngân sách phát hành thêm tiền và lạm phát tăng vọt. Đến cuối những năm 60, dưới thời Tổng thống Nixon, khi đó cố vấn của Vụ kho bạc là  Friedman đã đưa ra nhũng chính sách thắt chặt tiền tệ, dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng nhanh chóng và Chính phủ Mỹ đã phải dùng những biện pháp  này từ 1970. Sau các cuộc khủng hoảng đầu lửa và tình hình lạm phát tăng vọt, thì các luận thuyết của ''trường phái Chicago'' đã chiến thắng và trở thành nền  tảng cho chính sách kinh tế của Rigan ở Mỹ và của Thatcher ở Anh.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp vai trò của những người đoạt giải  Nobel chỉ thể hiện trong việc đánh giá những chính sách kinh tế đang hoặc sẽ được đưa vào thực hiện. Chẳng hạn, rất nhiều ngươi được giải Nobel, trong đó có Buchanan, đã chỉ trích rất gay gắt dự án Liên minh tiền tệ châu Âu. Lucas cho rằng dự án này vừa có mặt lợi vừa có mặt bất lợi, bù trừ chúng cho nhau thì  hiệu quả kinh tế của dự án này sẽ bằng 0. Có lẽ lý thuyết được ứng dụng nhiều  nhất trong thực tiễn là của Merton và Scholes. Công thức Black và Scholes để  định giá cả giao dịch lựa chọn - kết quả công trình nghiên cứu chung của Black, Merton và Scholes – được đưa ra năm 1973, năm xuất hiện thị trường giao dịch lựa chọn đầu tiên ở Chicago. Các nhà giao dục đã nhanh chóng chấp nhận công thức này để hạn chế rủi ro. Công trình này đã cho phép giá chứng khoán, đặc biệt là giá các sản phẩm phát sinh trên các thị trường Tài chính tăng nhanh chóng. Có lẽ chính vì lý do này mà Merton và Scholes đã nhận được giải Nobel năm 1997 (Fisher Black đã mất năm 1995 nên không được nhận giải).

 

 

 

                                                     




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/955-02-633371161138022273/Tri-thuc-kinh-te-trong-doi-song/Giai-Nobel...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận