GIORDANO BRUNO – NGƯỜI HIẾN THÂN VÌ CHÂN LÍ
Trong lịch sử phát triển khoa học, tuy không có cuộc chiến xảy ra giữa hai đạo quân với đao, thương xung trận, thế nhưng cũng đã có người vì chân lí khoa học mà hi sinh thân mình. Bruno(1548-1600) là một nhà thiên văn học đã vì khoa học mà hiến thân.
Bruno sinh ra trong một gia đình nghèo khổ ở Italia. Năm 15 tuổi vào tu trong tu viện, tại đây ông đọc được rất nhiều sách.
Năm 24 tuổi ông trở thành mục sư và đã nhận học vị tiến sĩ triết học. Từ đó trở đi ở trong ông đã nảy sinh những hoài nghi với tôn giáo. Ông đã cả gan phê phán ''Kinh thánh'' và vì vậy đã xúc phạm giáo hội La Mã nên đã phải trốn khỏi Italia và đến các nước Pháp, Anh, tuyên truyền cho thuyết ''Nhật tâm''' của Copernic, phê phán học thuyết Ptoiémée, phát triển thêm thuyết Nhật tâm. Ông cho rằng vũ trụ là vô hạn, ngoài Mặt Trời còn có thể có vô số các ngôi sao tương tự Mặt Trời. Mặt trời chẳng qua cũng chỉ là một vì sao trong vô vàn các vì sao cũng là các trung tâm khác. Mặt Trời không phải là trung tâm của vũ trụ. Mặt Trời không phải là đứng yên mà luôn thay đổi vị trí tương đối so với các vì sao khác. Trong hệ Mặt Trời còn có nhiều hành tinh khác mà vào thời đó còn chưa được phát hiện. Mặt Trời và Trái Đất đều thực hiện chuyển động tự quay quanh trục của mình. Ông còn đề xuất rằng có thể có người sinh sống trên các tinh cầu khác, cũng như ông đã đề xuất tư tưởng về tính thống nhất của các quy luật tự nhiên.
Nhiều tư tưởng trong đó sau này đã được ngành thiên văn học phát hiện và chứng thực, chúng đã có tác dụng lớn đối với sự phát triển của khoa học và vũ trụ quan.
Do truyền bá những tư tưởng triết học tiên tiến mà Bruno bị giáo hội La Mã thù ghét. Vào năm 1592, giáo hội La Mã dở thủ đoạn lừa Brunô quay về Itaila và lập tức bắt giữ ông. Bọn đao phủ đã dùng mọi thủ đoạn uy hiếp dụ dỗ muốn làm cho Bruno khuất phục . Nhưng ông đã kiên trinh bất khuất và nói với chúng: ''Ta sẽ không lùi nửa bước'' . Sau tám năm bị hành hạ tra tấn, ông bị xử phải lên giàn hoả . Ngày 17.2.1600, Bruno bị thiêu chết tại quảng trường Hoa tươi ở thành phố Roma. Bruno không hề lo sợ về việc phải bảo vệ chân lý, vào giờ phút cuối cùng đối mặt với cái chết, ông đã trang nghiêm tuyên bố với bọn đao phủ .''Các người đọc lời phán xét ta nhưng chính các người còn lo sợ lời phán xét hơn ta''.
Bruno không sợ nửa thiêu kiên định đấu tranh bất khuất với giáo hội, với thần học, cởi bỏ sự trói buộc của Thượng đế với loài người, tinh thần khoa học của ông tồn tại mãi mãi! Vào năm 1889, người ta đã dựng tượng đồng của Bruno tại nơi trước đây ông bị tuẫn nạn: tại quảng trường Hoa tươi kinh thành Roma để vĩnh viễn kỷ niệm nhà khoa học đã hiến thân vì chân lý.