TIỀN TỆ VÀ NGÂN HÀNG
Đồng tiền của Hà Lan hiện nay là đồng Euro. Từ ngày 1 tháng Giêng năm 1999 đồng Euro đã được đưa vào trong các hoạt động chuyển tiền điện tử và kế toán; và đồng Guildercủa Hà Lan vẫn được sử dụng trong các hoạt động giao dịch khác. Đến ngày l tháng Giêng năm 2002 đồng tiền Euro bằng giấy và bằng kim loại đã được đưa vào lưu hành, và đồng Guilder đã được bãi bỏ. Hiện nay Euro là đồng tiền chính thức của Hà Lan, với các mệnh giá tiền giấy là 5, 10, 20, 50, 100, 200 và 500 Euro, và mệnh giá tiền kim loại là 1, 2, 5, 10, 20 và 50 cent và 1 và 2 Euro. Tiền giấy thống nhất trong khắp khu vực Euro và rất dễ nhận biết dù có bị cũ hay hư hỏng bề ngoài nhờ vào kỹ thuật in nổi của loại tiền tệ này. Những đồng Euro bằng kim loại có một mặt giống nhau đối với tất cả các nước trong khu vực Euro, còn mặt kia theo thiết kế riêng của từng nước trong số l2 quốc gia sử dụng đồng tiền này.
Là một thành viên sử dụng đồng tiền thống nhất của châu Âu. Hà Lan phải theo các chính sách kinh tế do Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đề ra. ECB tọa lạc tại Frankfurt, Đức, và chịu trách nhiệm về tất cả các chính sách tiền tệ của khối EU, trong đó có việc ấn định mức lãi suất và điều tiết việc cung ứng tiền tệ. Từ ngày 1 tháng Giêng năm 1999, việc kiểm soát các chính sách tiền tệ của Hà Lan đã được chuyển giao từ Ngân hàng Trung ương Hà Lan sang cho ECB. Sau thời gian chuyển giao, Ngân hàng Trung ương Hà Lan đã gia nhập với các ngân hàng quốc gia của các nước trong khối EU.
Amsterdam và một trung tâm hàng đầu về ngân hàng và bảo hiểm của Hà Lan và là nơi diễn ra các hoạt động chính của thị trường chứng khoán trong cả nước. Trong khi đó các hoạt động về trao đổi hàng hóa quốc tế trong lĩnh vực dầu mỏ được tiến hành tại Rotterdam.
TÀI CHÍNH
Cứ mỗi 4 năm chính quyền lại công bố kế hoạch ngân sách cho 4 năm sắp tới. Các chính sách về ngân sách bao gồm tất cả những sự bố trí liên quan đến tài chính nhà nước. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chính về các chính sách này ở Hà Lan.
Hàng năm đến ngày thứ Ba trong tuần lễ thứ ba của tháng 9, nữ hoàng sẽ đọc diễn văn trong đó vạch ra kế hoạch của chính phủ cho những năm sấp tới. Sau bài diễn văn này Bộ Tài chính sẽ trình bày ngân sách quốc gia trước hạ viện trong quốc hội. Ngân sách chung này bao gồm ngân sách riêng của từng bộ trong nước. Việc chi tiêu của chính quyền trung ương có nguồn cung cấp chủ yếu là tiền thuế. Trong số các nguồn thu nhập của nhà nước có tiền bán khí thiên nhiên. Kể từ lúc bắt đầu hoạt động của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ (EMU), Hà Lan đã qui số nợ quốc gia cũng như số thặng dư thâm hụt ngân sách vào số nợ và số thặng dư thâm hụt của EMU. Chính phủ không được chi tiêu ngân sách một cách tùy tiện. Việc chi tiêu này phải theo một loạt các bước cố định được gọi là thủ tục ngân sách. Những bước này bao gồm việc chuẩn bị, trình bày, thông qua, thực hiện, kiểm toán và báo cáo về ngân sách.
Các chính sách tiền tệ của các nước trong tổ chức EMU được Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đưa ra. Mục tiêu chính của ECB là đảm bảo sự bình ổn về giá cả trong số những quốc gia sử dụng đồng Euro, được gọi chung là khu vực Euro, từ đó bảo vệ cho sức mua của công dân những nước này.
ECB và những ngân hàng trung ương của các quốc gia thành viên hình thành Hệ thống Ngân hàng Trung ương châu Âu (ESCB). Những ngân hàng này cùng nhau thực hiện các chính sách về tiền tệ. Trong ESCB, một số lớn những nhiệm vụ hoạt động được ủy thác cho các ngân hàng quốc gia. Ngoài chính sách về tiền tệ, những nhiệm vụ này còn liên quan đến các hoạt động của hệ thống thanh toán và việc lưu hành của đồng tiền.