Món ăn theo mùa
Hàn Quốc tuỳ theo mỗi mùa lại có những cách làm món ăn và tập quán ăn đặc biệt. Người ta ăn những món ăn làm từ những nguyên liệu có chất dinh dưỡng cao nhất và ngon nhất có ở từng mùa và qua điều này có thể thấy được trí tuệ ẩn chứa trong văn hoá ẩm thực của người Hàn.
Từ sáng sớm của ngày đầu tiên Tết âm lịch, người ta tiến hành cúng lễ tổ tiên sau đó làm lễ vái lạy người lớn tuổi, khi đó ngoài bánh ttok là món chủ đạo, người ta chuẩn bị và cùng nhau ăn món bánh mantu (bánh bao), gangjong (bánh gạo nếp rắc vừng), sikye (đồ uống làm bằng gạo thơm) và sujong... và cũng mang mời khách.
Vào ngày rằm tháng Giêng, người Hàn Quốc nấu cơm ngũ cốc bằng năm loại ngũ cốc rồi gói bằng lá kim hoặc lá chuynamu và trộn lẫn chín loại rau vào để ăn. Vào ngày này họ còn uống “rượu làm thính tai” để làm cho tai thính hơn, và ăn những loại hạt có vỏ cứng như hôtu, hạt đẻ, hạt thông, hạnh nhân, lạc và gọi là “bureom” với ý nghĩa phòng trừ mụn nhọt.
Tết Đoan ngọ hay còn gọi là surissnal (hàn thực) vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch người ta dội nước Jang po hoặc tắm và gội đầu bằng nước đun từ cây này, ăn các loại bánh làm từ cây surichuynamu sống ở trên núi, jung piên, mantu, junjiguk, aengdu hwajae, cá diếc hấp...
Vào ngày rằm tháng Tám âm lịch, người ta nặn bánh songpyon làm bằng ngũ cốc mới thu hoạch, nấu canh khoai sọ và chuẩn bị những trái cây mới hái như hồng, hạt đẻ, táo đỏ làm lễ cúng tổ tiên và đi tảo mộ.
Vào ngày đông chí tháng 12 âm lịch, người Hàn Quốc nấu cháo đậu đỏ để ăn với ý nghĩa xua đuổi mọi tai ương, trong cháo đậu đỏ có cho thêm bột nếp vào để nặn thành bánh đậu đỏ và ăn theo số tuổi của từng người.