Triều đại Choson: thời kỳ hưng thịnh
Một trong những hoạt động đầu tiên của tướng Yi là tiến hành một cuộc cải cách đất đai đã từ lâu được giới trí thức Khổng giáo ủng hộ. Ngoại trừ những vùng đất cấp cho người trong hoàng tộc, Yi Sng-gye tuyên bố tất cả đều thuộc về nhà nước, từ đó cắt đất của các chùa Phật giáo vốn giữ những mảnh đất lớn và của các thị tộc hùng mạnh. Cả hai nhóm này trong thời kỳ Kory đã cho nông dân thuê đất với giá cất cổ, gây ra nhiều thống khổ trong xã hội. Giới trí thức đã Khổng giáo hóa sâu đậm xã hội Choson, làm ảnh hướng rất nhiều đến vị trí của phụ nữ. Thường chiếm ưu thế trong xã hội Kory, người phụ nữ bây giờ lại trở về với những nhiệm vụ trong gia đình như trông nom nhà cửa, nuôi dạy con cái. Tuy nhiên, thường dân lúc này vẫn duy trì các tôn giáo dân gian, shaman giáo và môn bói toán, những điều mà lúc đó bị cả Khổng giáo lẫn thế giới lên án. Nền văn hóa tổng hợp của Triều Tiên lúc đó đã tạo ra những hình thức nghệ thuật đa dạng và sống động: những bức họa dân gian đầy màu sắc và mang tính thiên nhiên về thú vật, những cuốn tiểu thuyết viết bằng tiếng bản xứ Triều Tiên, những pháp sư gọi hồn và làm bùa phép, các loại nghi lễ, v.v...
Trong hơn một thế kỷ kể từ ngày thành lập, Choson đã hưng thịnh với chế độ quan lại nông nghiệp chịu ảnh hưởng sâu đậm bởi những học giả-quan chứ thấm nhuần lý thuyết Tân Khổng giáo. Giống như Kory, triều đại Choson thiếu những đặc điểm của một xã hội phong kiến. Nó chỉ là một chế độ quan lại ruộng đất cổ điển. Hệ thống này dựa trên cơ sở nông nghiệp và đặc thù của sự tương tác nông nghiệp-quan lại cũng làm cho Triều Tiên một phần tách rời khỏi nền văn hóa điển hình của Trung Hoa. Trong chế độ này, luôn có sự tranh chấp giữa giới chủ đất - về lý thuyết là đất của nhà nước, nhưng lại rơi vào tay một số cá nhân - và giới quan lại; và thường là giới chủ đất thắng thế hơn.
Hệ thống chữ viết của Triều Tiên, gọi là Han’ gl, được hệ thường hóa dưới triều vua Sejong, vị vua vĩ đại nhất của Triều Tiên, cũng là người làm tăng cường việc sử dụng lối in bằng chữ kim loại cho tất cả các loại sách vở. Chữ Triều Tiên được coi như thuộc nhóm chữ Altaic, trong đó có chữ Thổ Như Kỳ, Mông Cổ, Hung Ga Ri, Phần Lan, Mãn Châu và có thể là cả chữ Nhật. Bất kể ảnh hưởng lâu dài về chứ viết của Trung Hoa, chữ Triều Tiên vẫn khác xa về thuật ngữ, cách phát âm và ngữ pháp.
Lý thuyết Khổng giáo của triều đại Choson bao gồm cả một chính sách đối ngoại gọi là ‘phục vụ sự vĩ đại’, trong trường hợp này ám chỉ Trung Hoa. Choson sống trong trật tự thế giới của Trung Hoa, trật tự này đã lan tràn từ Trung Hoa sang các quốc gia có quan hệ, trong đó quan trọng nhất là Triều Tiên. Triều Tiên là người em của Trung Hoa, một dạng nước chư hầu, và ở nhiều khía cạnh là một đồng minh quan trọng nhất của Trung Hoa. Triều Tiên tôn kính những gì liên quan đến Trung Hoa, và Trung Hoa đáp ứng phần lớn các yêu cầu của Triều Tiên bằng cách đóng vai trò người láng giềng tốt, cho nhiều hơn là nhận.