Hành tinh nhỏ nhất
Sự phát hiện ra Diêm vương tinh bởi Clyde William Tombaugh (Mỹ) của Đài Thiên văn Lowell ở Flag staff bang Arizona, Mỹ, được thông báo ngày 13-3-1930. Hành tinh này có đường kính 2.3Z4 km và khối lượng là 0,0022 so với khối lượng Trái đất.
Sau 12 ngày thảo luận sôi nổi, ngày 24-8-1006, trong cuộc họp lịch sử diễn ra tại thủ đô Praha (Cộng hòa Czech), khoảng 2.500 nhà khoa học tham gia cuộc hội thảo của Hiệp hội Thiên văn Quốc tế đã bỏ phiếu thông qua định nghĩa về hành tinh. Từ đây, hệ Mặt trời chỉ côn lại tám hành tinh thay vì chín như cả thế giới đã từng biết, sau khi danh hiệu “hành tinh” của Diêm Vương tinh bị tước bỏ.
Định nghĩa về hành tinh nêu rõ: hành tinh là một thiên thể chuyển động trong quỹ đạo quanh Mặt trời, với trọng lượng đủ lớn để tạo ra lực hấp dẫn và quỹ đạo của nó phải tách bạch với các thiên thể khác. Dựa theo tiêu chuẩn mới, Diêm vương tinh không được coi là một hành tinh, vì quỹ đạo của nó cắt quỹ đạo của Hải vương tinh. Từ nay, thiên thể nhỏ bé này được gọi là hành tinh lớn.
Với quyết định của Hiệp hội Thiên văn Quốc tế, hàng triệu sách giáo khoa, sách khoa học và bách khoa thư trên toàn thế giới, nếu có dịp, sẽ phải sửa lại nội dung “hệ Mặt trời có chín hành tinh”.