Tài liệu: Hình vẽ Nasca và Pampas

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nasca lá một vùng đất bằng phẳng không có một giọt nước, rộng ước chừng vài trăm km2, Nasca nổi tiếng thế giới vì những di tích văn hoá Nasca,
Hình vẽ Nasca và Pampas

Nội dung

Hình vẽ Nasca và Pampas

Nasca lá một vùng đất bằng phẳng không có một giọt nước, rộng ước chừng vài trăm km2, Nasca nổi tiếng thế giới vì những di tích văn hoá Nasca, đó là một nền văn minh cổ xưa đã từng phát triển rực rỡ ở vùng này và đã bị tàn lụi từ lâu, trước khi hình thành quốc gia của người Incas và đã được nhà khảo cổ học danh tiếng người Mỹ Paul Cosor phát hiện ra vào năm 1942.

Đã từ lâu, vào giữa thế kỷ XVI, trong những ghi chép đầu tiên về vùng đất này, người ta có nói đến những đường rãnh kỳ lạ trên mặt đất của vùng này. Phần lớn những rãnh này rộng khoảng 15 cm và sâu trung bình khoảng 30 cm. Tuy vậy, với những phát hiện này hồi đấy người ta cho đó là di tích của một hệ thống thuý nông dẫn thuỷ nhập điền từ ngàn xưa còn lưu lại. Nhưng theo nhà khảo cổ Paul Cosor thì các rãnh này chạy rất ngoằn ngoèo kỳ lạ và bị gián đoạn ở những chỗ khó ngờ nhất. Một số đường rãnh, thậm chí có những rãnh rộng đến 20 cm kéo dài hàng ngàn km, còn có một số đường rãnh khác tạo nên những hình vẽ rõ nét. Tổng cộng hơn 40 hình vẽ cực kỳ to lớn như thế (có hình vẽ rộng đến 200 m). Đó là các bức vẽ về các loài động vật như thằn lằn, nhện, khỉ, chim ưng, chim sâu, đó còn là những loại thực vật và những hình kỳ hà học khác nhau, thí dụ đường xoắn ốc trải trên một diện tích hàng chục km2.

Qua các tác phẩm đã phát hiện được do các nghệ sĩ cổ xưa vẽ để lại cho đến ngày nay, đã chứng tỏ xưa kia họ đã có một trình độ toán học cao siêu đáng kính phục, trước hết là trình độ hình học. Bởi vậy các rảnh hay các dải đó cách đều nhau với độ chính xác rất cao, mà với trình độ kỹ thuật ngày nay chắc cũng khó có thể thực hiện chính xác trên một địa hình phức tạp như thế.

Nếu đứng trên đỉnh một ngọn núi phía xa nhìn về phía khu vực có hình vẽ kì lạ này, người ta nhận thấy rằng: khi mặt trời nhô lên từ sau các đỉnh của dãy Andes thì các hình vẽ này hiện lên rõ nét nhờ phản chiếu ánh sáng trong một khoảng thời gian, rồi sau đó lại mờ đi. Điều đó chứng tỏ các nhà nghệ sĩ, những người xây dựng cổ xưa phải biết tính toán chính xác giờ mặt trời mọc, góc tới của ánh sáng lúc ấy để quyết định độ sâu của các rãnh tạo nên hình vẽ của họ.

Vậy có người cho rằng phải chăng đây cũng là một loại lịch thiên văn khổng lồ dùng để xác định ngày tháng của năm.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4148-02-633705466287846628/Peru/Hinh-ve-Nasca-va-Pampas.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận