Tài liệu: Hoa Kỳ - Thiên tai

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Các thiên tai do thời tiết khắc nghiệt gây ra luôn đe dọa cuộc sống và tài sản của người dân.
Hoa Kỳ - Thiên tai

Nội dung

Thiên tai

            Các thiên tai do thời tiết khắc nghiệt gây ra luôn đe dọa cuộc sống và tài sản của người dân. Nước Mỹ đã phải đối mặt với nhiều mối nguy co do thời tiết, như bão cấp 8, lốc, lụt, hạn hán, bão tuyết và mưa đá. Mỗi năm những thảm họa như vậy cướp đi mạng sống của nhiều người dân. Chính phủ Mỹ đã dành nhiều kinh phí vào việc nghiên cứu chuyên sâu những hiểm họa này nhằm hạn chế thiệt hại do chúng gây ra.

            Bão cấp 8

            Bão cấp 8 ở đây là những cơn bão hung dữ được hình thành trên khu vực biển ấm, quanh một khu vực áp suất rất thấp. Cùng với những cơn gió mạnh, bão cấp 8 mang theo cả những trận mưa lớn, chớp và sóng to gió lớn. Trung tâm bão quốc gia có trụ sở ở Miami theo dõi sát sao bất kỳ trận bão khu vực nhiệt đới đang diễn biến trên các đại dương có thể trở thành bão cấp và quét qua đất liền. Những dự báo của trung tâm bão quốc gia ngày càng chính xác hơn về hướng đi của các trận bão. Thông tin quan trọng về hệ thống thời tiết liên tục được gửi đến trung tâm này từ vệ tinh thời tiết quay quanh trái đất.

            Bão tuyết và bão kéo theo sấm sét, mưa to

            Bão tuyết có thể xảy ra tại nhiều khu vực, song đặc biệt tập trung ở các bang miền Đông. Vào tháng 1 năm 2001, cả ba sân bay của thành phố New York đã buộc phải đóng cửa vì bão tuyết. Nhiều trận bão tuyết cũng xảy ra ở phía Nam. Bang Louisiana ở phía Nam có lượng tuyết rơi 100mm - cao nhất trong vòng 15 năm qua. Arkansas, mưa đá kết hợp với bão tuyết gây mất điện cho các hộ gia đình trong suốt 9 ngày.

            Ở miền Trung nước Mỹ, không khí lạnh dày đặc thổi từ miền Bắc gặp khí ẩm, nóng thổi từ Vịnh Mêhicô, cũng gây ra một số nguy cơ. Không khí nóng ẩm bị đẩy mạnh lên cao gặp không khí lạnh dày đặc hơn làm giảm cường độ của nó. Khi ở trên cao, không khí ẩm tích tụ và tạo thành những đám mây lớn, gây mưa to và sấm chớp. Những cục mưa đá cũng được hình thành giống như vậy khi những giọt nước mưa gặp không khí trên cao đóng thành băng, chúng có thể to cỡ quả bóng gôn và có khả năng san phẳng các khu vực canh tác rộng lớn.

            Lốc xoáy

            Lốc xoáy được tạo thành trong những diều kiện tương tự như khi gây ra mưa to sấm chớp, tuy nhiên, thêm điều kiện dòng không khí trên cao di chuyển nhanh. Dòng không khí trên cao làm xoay chiều không khí nóng đang bốc lên và tạo thành một dòng không khí hình ống phễu quay tròn. Ở dưới mặt đất, lốc xoáy tàn phá tất cả mọi thứ trên đường đi của nó. Lốc xoáy có thể có đường kính tính bằng kilômet, nhưng thường là thấp hơn 100m, với vận tốc gió lên đến 500km/h. Tornado Alley là tên gọi của một khu vực bao gồm cả Texas, Oklahoma, Kansas và Nebraska vốn là những nơi hay xảy ra các trận lốc xoáy có sức tàn phá lớn. Tháng 4 năm 2001, 6 người đã thiệt mạng trong các trận lốc xoáy ở Mississippi và Arkansas, ngoài ra hơn 300 ngôi nhà bị phá hủy.

            Trận bão Floyd, tháng 9 năm 1999   

Tháng 9 năm 1999, trận bão Floyd hình thành ở khu vực trung tâm Đại Tây Dương, ngoài khơi thuộc bờ Đông của nước Mỹ. Ban đầu, các nhà quan sát dự đoán rằng nó sẽ đi vào bang Florida, nên đã cho sơ tán 2 triệu người dân sống ở khu vực ven biển - đây là cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Tuy vậy, trận bão Floyd đã đi vòng qua Florida và thay vào đó ngày 16 tháng 9 đổ bộ vào Bắc Carolina. Mặc dù gió di chuyển với vận tốc lên đến 160km/h đã gây ra nhiều thiệt hại đáng kể nhưng phần lớn thiệt hại là do mưa xối xả gây nên. Chỉ trong vòng 12 giờ đồng hồ mức nước mưa đã lên tới hơn 500mm. Sau khi cơn bão tồi tệ nhất đi qua, mức nước các con sông dâng lên nhanh chóng và gây lụt lội nghiêm trọng. Chủ yếu 34 người thiệt mạng ở Bắc Carolina là do bị chìm trong nước. Các nguồn nước ở khu vực này đã bị ô nhiễm bởi chất thải từ khu nông nghiệp và cống rãnh, cộng với xác chết của hàng ngàn lợn gà. Hàng ngàn người bị mất nhà cửa và thiệt hại ước tính lên tới 6 tỷ đô la Mỹ. Khi cơn bão Floyd yếu đi trong đất liền, nhưng mưa nặng hạt và gió giật từ cấp 7 đến cấp 10 vẫn quét qua hầu hết các vùng Đông Bắc của nước Mỹ.

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2494-02-633547506675946250/Canh-quan-thien-nhien-va-khi-hau/Thien-ta...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận