Tài liệu: Ireland - Quốc gia màu xanh

Tài liệu
Ireland - Quốc gia màu xanh

Nội dung

IRELAND (AI LEN) – QUỐC GIA MÀU XANH

 

1. Nguồn gốc tên gọi

Ailen nằm ở Tây Âu trên đảo cùng tên. Tên quốc gia lấy từ tên người Ailen - dân tộc chủ yếu trong nước.

Tr.CN, người cổ La Mã gọi đây là “Hibernia”, người cổ Hy Lạp gọi là “Ierne”, người Celtic gọi là “Erine”. Trong tiếng Celtic, phụ tố cuối “-iar” mang nghĩa là “phía sau”, chuyển ý thành “phía tây”, do vị trí đảo nằm ở phía tây châu Âu. Tên gọi này của người Celtic cùng với tên gọi bộ lạc Iverni, Ierni hoặc Erni của người Arian có liên hệ với nhau. Người Viking ở Bắc Âu đến đây và thêm vào phụ tố cuối “-land” để thành tên “Ireland” như hiện nay, có nghĩa là “quốc gia nằm ở phía tây” hay “quốc gia màu xanh”, tiếng Anh vẫn dùng cách gọi như thế.

Năm 1169, người Anglo Saxon chiếm lĩnh đảo. Năm 1801, Anh và Ailen thành lập “Vương quốc Liên hiệp Anh & Ailen”; năm 1922, 26 quận phía nam Ailen thành lập bang tự do; ngày 18 tháng 4 năm 1937, Ailen chính thức tuyên bố độc lập, định tên là “Ailen”. Ngày 21 tháng 12 năm 1948, tuyên bố thoát li khỏi Liên bang Anh và thành lập “Cộng hòa Ailen”.

2. Quốc kỳ - quốc huy

·        Quốc kỳ

Do ba hình chữ nhật bằng nhau đặt đứng màu lục, trắng, cam hợp thành. Màu lục đại diện cho Thiên Chúa giáo, màu cam đại diện cho giáo phái mới, màu trắng tượng trưng cho hy vọng, hy vọng các tín đồ Thiên Chúa giáo và giáo phái mới ngừng chiến lâu dài, đoàn kết hữu nghị. Năm 1830, Ireland phỏng theo lá cờ cách mạng của nước Pháp, đã thiết kế lá quốc kỳ ba màu. Lá cờ ba màu đã từng trở thành dấu hiệu của phong trào dân tộc Ireland, được sử dụng trong suốt phong trào Ireland trẻ năm 1848, cuộc khởi nghĩa Lễ Phục Sinh năm 1946 và phong trào Ireland Tự do, chỉ có điều thứ tự sắp xếp ba màu trên lá cờ khác nhau. Năm 1937, thì chế định quốc kỳ ba màu như hiện nay.

·        Quốc huy

Hình tấm lá chắn màu xanh da trời, giữa có cây đàn hạc (thụ cầm) màu vàng. Giai đoạn đầu thế kỷ XVI trên đồng tiền đúc đã có phù hiệu Cây đàn hạc. Đầu thế kỷ XVII, phù hiệu đàn hạc được dùng làm quân hiệu của Ireland. Năm 1948, Ireland tuyên bố tách khỏi Liên hiệp Anh, năm sau tức năm 1949, chính phủ Anh thừa nhận nền độc lập của Ireland; từ đó, Ireland đã chọn quốc huy như hiện nay.

3. Quốc ca

 (Lĩnh xướng) 1 . Chúng ta hãy hát lên bài ca người lính, mọi người vui vẻ hòa ca, các ngôi sao lấp lánh trên đầu chúng ta, khi chúng ta vây quanh lửa trại. Đợi chờ ngày mai đi chiến đấu, lòng mọi người lo lắng không yên, trong đêm tối tĩnh lặng, chúng ta cất cao bài ca người lính.

(Cùng hát) Những người lính chúng ta hiến thân cho đất nước Ireland, có cả những người đến từ bên kia biển. Thề giành lấy tự do, đất đai của Tổ tiên, không thể bao che cho bạo chúa và nô lệ. Đêm nay chúng ta vì đất nước Ireland, dù cho là phúc hay họa; đại pháo rền vang, đạn bay vèo vèo, chúng ta cất cao bài ca người lính.

(Lĩnh xướng) 2. Trong hẻm núi, trên vách cao, người xưa đã đánh nhau với địch, dưới cùng một ngọn cờ của chúng ta, họ đã đánh bại quân thù và giành chiến thắng. Chúng ta là con cháu của các chiến sĩ, quyết không nhịn nhục để sống qua ngày, khi ra chiến trường chiến đấu với giặc, chúng ta lại cất cao bài ca người lính.

(Cùng hát) Những người lính chúng ta hiến thân cho đất nước Ireland, có cả những người đến từ bên kia biển. Thề giành lấy tự do, đất đai của Tổ tiên, không thể bao che cho bạo chúa và nô lệ. Đêm nay chúng ta vì đất nước Ireland, dù cho là phúc hay họa; đại pháo rền vang, đạn bay vèo vèo, chúng ta cất cao bài ca người lính.

(Lĩnh xướng) 3. Các con cháu của Gal[1]! Các binh sĩ ở Pehl[2]! Một ngày mong đợi đã đến; đội ngũ siết chặt của Innesfair[3] làm khiếp vía bọn bạo chúa tàn ác. Ngọn lửa trại của chúng ta yếu dần, ánh sáng bạc chiếu sáng hừng đông. Kẻ thù của người Saxon đang chờ ở đó, chúng ta cất cao bài ca người lính.

(Cùng hát) Những người lính chúng ta hiến thân cho đất nước Ireland, có những người đến từ bên kia biển. Thề giành lấy tự do, đất đai của Tổ tiên, không thể bao che cho bạo chúa và nô lệ. Đêm nay chúng ta vì đất nước Ireland, dù cho là phúc hay họa; đại pháo rền vang, đạn bay vèo vèo, chúng ta cất cao bài ca người lính.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/315-02-633387548613437500/Chau-Au/Ireland----Quoc-gia-mau-xanh.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận