Tài liệu: Kính thiên văn vũ trụ Hớpbơn

Tài liệu
Kính thiên văn vũ trụ Hớpbơn

Nội dung

KÍNH THIÊN VĂN VŨ TRỤ HỚPBƠN (HUBBLE)

 

Vào cuối tháng 4 năm 1990 từ trên tàu vũ trụ con thoi của Mỹ (sử dụng nhiều lần) với tên gọi "Discovery" đã phóng vào quỹ đạo một đài thiên văn quan sát lớn nhất gần Trái Đất để nghiên cứu trong dải tần quang học của phổ, đó là kính thiên văn vũ trụ Hơpbơn với trọng lượng hơn 12 tấn (thuộc dự án hợp tác của Cục Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA và Cơ quan vũ trụ Châu Âu). Người ta đã đặt rất nhiều hy vọng vào nó, thế nhưng chẳng bao lâu sau khi phóng lên quỹ đạo rồi các nhà khoa học mới ngã ngửa ra rằng chiếc gương chính của kính thiên văn với đường kính 2,4 m lại bị tật cầu sai, do đó làm giảm đi chất lượng của kính thiên văn. Nhưng dẫu sao sau 18 tháng hoạt động ban đầu kính thiên văn này cũng tiến hành hàng loạt những quan sát có kết quả.

Ngày 2 - 12 - 1993 các nhà khoa học đã phóng tàu con thoi "Endeavor" với sứ mạng sửa chữa cho kính thiên văn hoạt động tốt hơn. Trong một tuần làm việc các nhà du hành vũ trụ đã thay thế một phần lớn những blôc điện tử, sửa lại pin Mặt Trời bị cong và điều chủ yếu nhất là hiệu chỉnh lại bộ phận quang học nhằm loại bỏ những sai lệch của tấm gương chính. Sau khi sửa chữa như vậy, khả năng làm việc của kính thiên văn đã được cải thiện lên nhiều.

Vào tháng 2 năm 1997, con tàu vũ trụ "discovery" lại bay về phía kính thiên văn. Lần này các nhà thiên văn học vũ trụ lại thay thế một số blôc điện tử, lắp thêm một máy ghi âm quang phổ có độ phân giải cao và một - camera hồng ngoại mới. Chính nhờ thiết bị mới này, các nhà khoa học đã vạch một kế hoạch tìm kiếm những hành tinh ở những ngôi sao gần nhất.

Các chuyên gia của Cục Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đề nghị tổ chức những chuyến bay sửa chữa và bảo dưỡng trung bình cứ 3 năm một lần và cho rằng thời hạn phục vụ của kính thiên văn trên quỹ đạo có thể được tăng lên 15 năm so với những tính toán ban đầu.

Kính thiên văn vũ trụ Hơpbơn hoá ra đắt tiền nhưng nó là dụng cụ thiên văn rất có hiệu quả. Độ phân giải của kính thiên văn cao hơn 0,1”, tức là tốt hơn những dụng cụ quang học làm việc trên mặt đất một bậc (với độ phân giải như vậy, có thể nhìn thấy một con ruồi ở cách xa tới 20 km). Nhờ có nó, chúng ta có thể nhìn thấy và nghiên cứu những chi tiết rất nhỏ bé của các đối tượng nghiên cứu thiên văn khác nhau mà trước đây các kính thiên văn khác đã không thể làm được. Chỉ xin nêu ra một vài thành tựu của kính thiên văn vũ trụ này.

Kính thiên văn Vũ trụ Hơpbơn đã chụp được những bức ảnh rất rõ ràng về hệ Mặt Trời mà trước đây chỉ có thể chụp được nhờ những trạm tự động liên hành tinh. Như vậy chúng ta có thể theo dõi được sự thay đổi theo mùa của chòm cực sao Hoả và toàn bộ bề mặt của hành tinh này, theo dõi được hiện tượng phun trào núi lửa trên vệ tinh

lo của sao Mộc và việc sao chổi va đập hành tinh này. Lần đầu tiên các nhà bác học có thể nhìn thấy chi tiết bề mặt của sao Diêm Vương. Họ cũng đã thu được những tài liệu rất quý giá về sao chổi Hâylơ – Bôp: các nhà thiên văn đã theo dõi được khi sao chổi tiến đến gần Mặt Trời thì đuôi của nó được hình thành ra sao, và việc phóng những đám bụi giống như phát nổ từ bề mặt nhân sao chổi xảy ra như thế nào. Chính điều này đã cung cấp cho khoa học những tài liệu vô giá về thành phần và bản chất của sao chổi.

Các nhà khoa học đã nhìn thấy những chi tiết nhỏ nhất của các tinh vân khí giữa các vì sao khám phá ra những đã hành tinh phôi thai, bao quanh những vì sao trẻ, các dòng khí do các vì sao đang hình thành bắn ra. Họ cũng nhìn thấy những kiểu tinh vân hành tinh mới với cấu trúc phức tạp của các bụi khí.

Các nhà khoa học cũng nhìn được vào tận phần bên trong (phần trung tâm nhất) rất đặc của những quần sao hình cầu và những thiên hà. Họ cũng nhận được những bằng chứng xác đáng về sự tồn tại trong nhân của nhiều thiên hà những vật thể không nhìn thấy được có khối lượng gấp hàng trăm triệu lần, thậm chí hàng tỷ lần khối lượng của Mặt Trời (có lẽ là những lỗ đen).

Họ cũng đã tìm và nghiên cứu những ngôi sao có mạch động gọi là các sao xêphêit ở những thiên hà rất xa xôi và dựa vào chúng mà đánh giá được khoảng cách đến các hệ sao đỏ như vậy đã xác định được chính xác hơn thang bậc khoảng cách giữa các thiên hà.

 

Cuối cùng người ta đã hiện thực hoá được khả năng nhìn rõ được mọi chi tiết các thiên hà mà bên trong có những quada (chuẩn tinh): ánh sáng mạnh của các chuẩn tinh ngăn cản việc tách ra khi quan sát trên mặt đất những đốm sáng yếu ớt của các hệ sao ấy.

Hoá ra trong một vài thiên hà có thể nghiên cứu một cách chi tiết những đĩa khí sao gần nhân mà trước đây rất khó quan sát, với kích thước có hàng ngàn năm ánh sáng và thậm chí quan sát được trong những thiên hà này các quần sao trẻ riêng biệt.

Trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu được hoạch định một cách đặc biệt gọi là "trường nhìn sâu" nhằm nghiên cứu những thiên hà rất xa xôi, qua kính thiên văn đã nhận được những hình ảnh của những thiên thể cực kỳ yếu ớt tới cấp sao 30. Phần lớn những thiên thể đó là những thiên hà mà chúng ta quan sát được ở giai đoạn tuổi thiếu niên của chúng (do tốc độ hữu hạn cua ánh sáng). Khi so sánh chúng với các thiên hà hiện nay chúng ta có thể hiểu rõ được nhiều điều diễn ra hàng tỷ năm về trước, khi đó các hệ sao đã hình thành như thế nào.

Công việc của kính thiên văn vũ trụ được trù tính cho một thời hạn khá dài. Những số liệu nhận được theo những chương trình quan sát đa dạng sau một thời gián nhất định sẽ trở thành dễ phổ cập đối với tất cả mọi người (thông qua hệ thống Internet toàn cầu. Và tất nhiên, các nhà bác học của bbất kỳ một quốc gia nào cũng không phải trả tiền khi cần sử dụng những số liệu đó.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/452-02-633329702833056250/Cac-dai-thien-van-vu-tru/Kinh-thien-van-vu...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận