KẾT CẤU SỨC DÃN LÀ GÌ?
Kết cấu sức dãn là kết cấu tiện lợi nhất, linh hoạt nhất, kinh tế nhất được sử dụng trong việc xây nhà cửa và rất phổ biến trong 30 năm gần đây. Nó ra đời trên cơ sở của kết cấu cáp treo, dùng cột hoặc khung giá kéo các dây cáp, rồi lại dùng vải bạt che phủ cố định, hay tạo ra các loại mái che có tạo hình độc đáo mới mẻ, rất nhiều kiểu dáng, nhờ đó nhà vải bạt có những mầu sắc tươi tắn. Nó làm cho toàn bộ khối kiến trúc một sức hấp dẫn cao thu hút người xem.
Kết cấu sức dãn rất nhẹ nhàng lại rất tiện lợi nên thích hợp cho việc xây dựng những kiến trúc cần sử dụng ngay. Năm 1967, kiến trúc của nhà khách Tây Đức trong hội chợ trưng bày sản phẩm thế giới Montéclô, Canada là một ví dụ điển hình trong việc áp dụng kết cấu sức dãn vào trong xây dựng. Kết cấu sức dãn gần giống với kiểu dựng lều nhưng lại có thể chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết, những yếu tố tự nhiên như gió mạnh, mưa lớn, tuyết mùa đông, đặc biệt thích hợp với những công trình kiến trúc mang tính lâu dài. Do đó những công trình áp dụng loại kết cấu này thì vải bạt cần phải sử dụng các loại vật liệu mới và những loại sợi mang đặc tính nhẹ, cường độ cao, chịu được nhiệt đô cao hoặc thấp, chống lửa, chống bụi... như sợi tổng hợp, sợi thuỷ tinh, sợi hợp kim. Do bản thân các vải bạt không có độ cứng, nó không giống với xà phải chịu một áp lực nhất định mà nó chịu sức dãn, do đó trong quá trình thiết kế nhất thiết phải kéo nó thật chặt, như vậy mới có thể chịu được sức ép của gió tuyết. Thông qua máy tính, có thể đo lường và xác định được sức dãn cần thiết của mặt cong ổn định mà dây cáp tạo ra, đồng thời, dùng máy tính để điều chỉnh mặt cong của kết cấu sức dãn làm giảm đi những phần có thể tích nước hoặc đọng tuyết. Nhà hát ở Miami của Mỹ và chóp của những ngôi nhà căng bạt sử dụng sợi thuỷ tinh teflon, lực kéo có cường độ đạt đến 1.000N/cm2. Loại kết cấu sức dãn này có thể chịu đựng được gió lốc lớn với sức gió 200km từ Đại Tây Dương thổi tới. Ngoài ra, cảng hàng không quốc tế của Arab Saudi và Cung thể thao quốc tế của thủ đô Riyadh, hay sân vận động ở Đức trong kỳ Thế vận hội Olympic năm 1972 cũng đều vận dụng kết cấu này vào việc xây dựng các công trình kiến trúc có quy mô đồ sộ.
Cảng hàng không quốc tế Jida được xây đựng để đi Musolin Maijiachaosheng, những lúc cao điểm, mỗi giờ có khoảng hơn 5.000 hành khách tới sân bay. Sân bay được thiết kế thành 210 ngôi nhà hình chóp 45 x 45m theo mô hình kết cấu sức dãn, toàn bộ khu nhà chiếm diện tích là 405.000m2, bằng diện tích 80 sân đá bóng lớn nhỏ. Nó được coi là phòng chờ lớn nhất trên thế giới. Công trình thiết kế này do kỹ thuật tiên tiến, kiểu dáng mới và kết hợp được các đặc điểm của môi trường nên năm 1983 đã đạt giải kiến trúc Aka.Han. Có thể thấy, kết cấu sức dãn đã hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu bền vững và đồ sộ của các công trình kiến trúc.