Tài liệu: Kết cấu trên cầu dây văng đặc biệt ở chỗ nào?

Tài liệu
Kết cấu trên cầu dây văng đặc biệt ở chỗ nào?

Nội dung

KẾT CẤU TRÊN CẦU DÂY VĂNG ĐẶC BIỆT Ở CHỖ NÀO?

 

Text Box:  Cầu dây văng là hình thức cầu mới bắt đầu phát triển từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, cũng gọi là cầu nghiêng. Cầu dây văng gồm các bộ phận như tháp trụ, sợi cáp, rầm chính và trụ cầu cấu thành: Tháp trụ rất cao dựng thẳng trên mặt cầu dùng để cố định dây cáp; Một đầu dây cáp to cố định trên tháp trụ, đầu kia kéo chặt vào rầm chính; Phía trên dầm chính có đặt đường cho xe cộ qua lại, cũng chính là mặt cầu; Trụ cầu đứng thẳng giữa sông, vừa có tác dụng đỡ cầu, mà điều quan trọng hơn là dùng để cố định tháp trụ.

Đặc điểm chính của cầu dây văng là dùng rất nhiều dây cáp để trực tiếp buộc chặt rầm chính vào tháp trụ làm trọng lượng của cả mặt cầu được đỡ bởi tháp trụ, như vậy sẽ phát huy đầy đủ tính các ưu điểm như ưu việt về lực kéo của thép, đồng thời còn tiết kiệm được nguyên vật liệu, thi công dễ dàng, ở đây, phương thức kết cấu của cầu làm chiều dài mà cầu có thể đạt được đều lớn hơn rất nhiều so với các cây cầu khác. Ví dụ như nhịp cầu của cây cầu Anasisde ở Canada dài đến 465m, nhịp cầu của cầu Dương Phố ở Thượng Hải là 602m.

Tháp trụ là kết cấu chủ yếu để cố định dây cáp, được làm bằng thép hoặc bằng bê tông cốt thép. Thông thường tháp trụ được liên kết chặt chẽ với trụ cầu, như vậy tính tổng thể tương đối tốt, cũng có hình thức kết cấu cột trụ không gắn liền với tháp trụ mà lại gắn vào rầm chính. Có rất nhiều kiểu tháp trụ như kiểu trụ đôi, kiểu cửa, kiểu trụ đơn, kiểu chữ V ngược.. .

Dây cáp được chế tạo từ thép có độ cứng cao, hình dáng và chức năng rất đa dạng. Do dây cáp có ''nhiệm vụ quan trọng'' là kéo toàn bộ mặt cầu, nên tự nhiên tính quan trọng của dây cáp không giống bình thường. Hơn nữa, bản thân nhũng bó dây cáp to chính là dấu hiệu của cầu dây văng. Cách bố trí dây cáp dựa trên yêu cầu thiết kế của cây cầu và hình dáng khác nhau của tháp trụ đã hình thành nên đặc điểm và phong cách của mỗi loại dây cáp.

Năm 1955, lần đầu tiên Thuỵ Điển xây dựng thành công cây cầu dây văng bằng kết cấu thép - cầu Sitelunsongde dài 182,6m. Năm 1975, Trung Quốc xây cầu dây văng Vân Dương đầu tiên ở Tứ Xuyên, sau đó là cầu Hoàng Hà ở Tế Nam có chiều dài 220m. Liên tục trong năm 1992 và 1993 đã xây cầu dây văng Nam Phố và Dương Phố bắc qua sông Hoàng Phố ở Thượng Hải, trở thành đại diện cho cầu dây văng đời mới. Trong đó tháp trụ của cầu Nam Phố cao 154m có hình chữ H, cầu dài 423m, dây cáp xếp thành hàng như dây đàn rất đẹp. Độ cao tĩnh dưới cầu là 46m, có thể cho phép tàu có trọng tải 50.000 tấn chạy qua. Còn cầu Dương Phố có tháp trụ cao 220m, dài 602m, là cầu dây văng dài thứ hai trên thế giới. Tháp trụ của cầu có hình chữ V ngược, tổng cộng 2 mặt có 256 dây cáp. Trên cầu có 6 làn xe chạy, chiều cao tĩnh không dưới cầu là 48m.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/210-26-633371125986147273/Khoa-hoc-cong-trinh/Ket-cau-tren-cau-day-v...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận