TẠI SAO PHẢI TIẾN HÀNH THÔNG TIN QUA VỆ TINH?
Trong gia tộc vệ tinh của trái đất, ngoài mặt trăng ra thì tất cả đều là các vệ tinh nhân tạo đa dạng các chủng loại. Hiện nay việc tiến hành trinh sát, dẫn đường, dự báo khí tượng đều thông qua vệ tinh là chuyện bình thường.
Vậy tại sau phải tiến hành thông tin qua vệ tinh?
Chúng ta đều biết, thông tin sóng cực ngắn lựa chọn phương pháp tiếp sức, thông qua xây dựng trạm trung kế, tiến hành thông tin với khoảng cách lớn.
Nhưng phương pháp này cũng có nhược điểm lớn, vì trên trái đất này cũng có rất nhiều nơi mà chúng ta không thể xây dụng trạm trung kế được. Ví dụ từ thành phố Bắc Kinh của Trung Quốc đến New York của Mỹ, khoảng cách xa hàng vạn mét, ở giữa lại có Thái Bình Dương mênh mông. Nếu như cứ bốn hay năm ngàn mét lại xây dựng một trạm trung kế, thì phải xây dựng hơn 200 trạm trung kế trên biển, đây là công việc không thể làm được.
Ý tưởng tiến hành thông tin qua vệ tinh, sớm đã được nhà dự báo học nhà khoa học Anh KELAKE đưa ra. Tháng 2/1945 KELAKE đã phát biểu một bản dự báo khoa học ''Trạm trung kế ngoài trái đất''. Ông ta đã đề xuất xây dựng trạm trung kế lợi dụng vệ tinh nhân tạo trái đất để truyền tin tức sóng cực. ngắn, đặt vệ tinh vào quỹ đạo của đường xích đạo khoảng 36 ngàn mét trên bầu trời. Như vậy thì sóng cực ngắn mà trạm trung kế trên một vệ tinh truyền đi, có thể che phủ khoảng 1/3 bề mặt trái đất. Nếu đặt 3 vệ tinh với khoảng cách đồng bộ, thì thông tin vệ tinh toàn cầu có thể thực hiện được ngay.
Ngày 6/4/1965, vệ tinh thông tin đầu tiên đã phát sóng thành công. Từ đó nhân loại đã thực sự xây dựng trạm trung kế trên bầu trời.
Thông tin vệ tinh là do một trạm mặt đất phát tín hiệu với vệ tinh thông qua xử lý như phóng đại, thay đổi tần số của vệ tinh, rồi lại chuyển về trạm mặt đất khác. Nói chung, thông qua một bước của vệ tinh, khoảng cách thông tin lớn nhất có thể đạt 1300 nghìn mét, 3 bước là có thể quay một vòng quanh trái đất.Vệ tinh thông tin ở trên cao, vì vậy nó không chịu hạn chế của bất cứ điều kiện địa hình nào,cho dù là ở núi đồi, hoang mạc, hải đảo...
Chỉ cần 1 trạm mặt đất nhỏ với đường kính không phẩy mấy mét là cũng có thể thông tin, nhưng lại không liên quan gì đến chi phí và khoảng cách thông tin. Có người đã tính thử, tín hiệu vi sóng mà l vệ tinh phát đi có thể che phủ 40% diện tích trái đất. Tương đương với việc đặt hơn 300 trạm tiếp sức sóng cực ngắn trên mặt đất. Trong khu vực mà vệ tinh che phủ, dù là hai hay nhiều điểm cũng đều có thể thực hiện được thông tin vệ tinh. Dung lượng thông tin của vệ tinh cũng lớn đến mức làm cho người ta phải kinh ngạc, một vệ tinh thông tin có thể dung nạp hơn 6 vạn người đồng thời gọi điện thoại vượt đại dương, và có thể tiến hành rất nhiều tuyến thông tin vô tuyến, lại còn có thể tiến hành thông tin di động, hình ảnh, chữ viết, số liệu nữa.
Hiện nay, nhân loại đã phóng hơn 100 vệ tinh thông tin trên quỹ đạo đồng bộ, còn có hơn 1000 vệ tinh thông tin di động xoay quanh quỹ đạo trung và thấp. Những vệ tinh thông tin này đã phát triển rất mạnh mẽ trong lĩnh vực thông tin với nhiều yêu cầu như khoảng cách xa, chất lượng cao. Chúng chịu trách nhiệm gần 100% phát sóng vô tuyến toàn cầu và hơn 30% điện thoại điện báo quốc tế, phát sóng vô tuyến đại hội Ôlympic, buổi lễ long trọng khi Hồng Kông trở lại Trung Quốc, và rất nhiều thông tin cứu viện đều được thực hiện bởi thông tin vệ tinh.