TẠI SAO SÓNG CỰC NGẮN CÓ THỂ TIẾN HÀNH THÔNG TIN
VỚI KHOẢNG CÁCH XA?
Nói đến thông tin sóng cực ngắn, mọi người có thể không được hiểu kỹ lắm, nhưng nói đến trương trình vô tuyến được truyền từ vệ tinh, Rađa thì chắc chắn chúng ta không hề cảm thấy lạ. Trên thực tế Rađa và thông tin vệ tinh đều tiến hành thông tin với khoảng cách xa bằng cách lợi dụng sóng cực ngắn để phát hiện mục tiêu.
Vì vậy tại sao lại để sóng cực ngắn đảm nhiệm chức năng thông tin với khoảng cách xa? Trên thực tế, sóng cực ngắn thuộc sóng điện từ, sóng dài, sóng trung sóng ngắn và sóng cực ngắn đều là thành viên của gia tộc sóng điện từ. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng giải tần số của sóng cực ngắn rất rộng, nó chính là 1000 lần tổng hoà của tần đoạn sóng dài, sóng trung, sóng ngắn. Thiết bị thông tin sóng ngắn thông thường chỉ có thể dung nạp vài tuyến thông tin đồng thời nhưng thiết bị thông tin sóng cực ngắn lại có thể khiến cho vài ngàn tuyến chiếm giải tần số rất rộng, vì thế chuyển tải tín hiệu vô tuyến phải có thiết bị thông tin sóng cực. Ngoài ra chùm sóng cực ngắn rất hẹp, tính phương hướng rất mạnh, sử dụng công suất thấp có thể sẽ truyền tín hiệu đi rất xa; Nhưng ưu điểm của tính phương hướng mạnh ở chỗ, nó có thể làm giảm đi hiện tượng nhiễu trong thông tin do thông tin sóng cực ngắn vốn có giải tần số rộng, lượng tin tức chứa đựng là rất lớn, ít bị nhiễu bởi thế giới bên ngoài, đầu nối ít nên người ta sớm đã nghĩ ra cách chuyển tải thông tin qua sóng cực ngắn.
Nhưng bước sóng của sóng cực ngắn rất ngắn, chỉ có 1 mm đến 1m, trong quá trình chuyển tải tín hiệu, nó không giống như sóng dài, khi gặp phải vật cản là nó có thể vượt qua; cũng không giống như sóng ngắn, có thể lợi dụng tầng điện ly trong không trung để phản xạ sóng điện từ, thực hiện thông tin với khoảng cách xa. Sóng cực ngắn vốn có đặc tính gần giống với quang sóng, giống như quang tuyến, con đường chuyển. tải là tiến lên phía trước, nhưng năng lực phản ứng cực mạnh, khi gặp phải vật cản nó liền phản xạ trở lại. Vì vậy sóng cực ngắn chỉ có thể truyền trong không trung. Mọi người đều biết là trái đất hình tròn, nhưng sóng cực ngắn chỉ có thể truyền với khoảng cách gần, không thể truyền vòng quanh trái đất. Cũng có thể nói, khoảng cách truyền của sóng cực ngắn chỉ có thể hạn. chế trong một phạm vi hai điểm có thể nhìn thấy nhau. Nếu lắp đặt ăng ten phát sóng trên ngọn núi cao 40m sóng cực ngắn cũng sẽ bị “cái bụng lớn” của trái đất ngăn trở, khoảng cách truyền chỉ có hơn 50 ngàn mét.
Có cách nào khiến cho vi sóng truyền xa hơn không?
Các nhà khoa học đã nghĩ ra biện pháp ''Chạy tiếp sức''. Những bạn đã từng tham gia hội thể thao đều quen với ''Cuộc chạy tiếp sức''. Trong quá trình chạy tiếp sức có sự cạnh tranh kịch liệt, gậy tiếp sức được truyền đi trong tay vận động viên, mỗi người chạy hết lộ trình của mình với tốc độ nhanh nhất, gậy tiếp sức được truyền đến đích với tốc độ nhanh nhất, để có thể chuyển tải tin tức đến nơi xa, thông tin sóng cực ngắn cũng lựa chọn phương thức chạy tiếp sức, cứ bốn, năm mươi ngàn mét, người ta lại xây dựng một trạm trung kế sóng cực ngắn. Hàng loạt các trạm trung kế sóng cực ngắn giống như đài phóng hoả cổ đại, mỗi trạm trung kế đều có ăng ten rất cao, tiếp nhận tín hiệu từ trạm trung kế trước, phóng đại nó, rồi lại truyền đến trạm trung kế sau. Cứ như vậy trạm này truyền đến trạm trung kia, thực hiện việc chuyển tải thông tin với khoảng cách lớn.