Tài liệu: Tại sao phải xây cầu chuyển động?

Tài liệu
Tại sao phải xây cầu chuyển động?

Nội dung

TẠI SAO PHẢI XÂY CẦU CHUYỂN ĐỘNG?

 

Text Box:  Cầu chuyển động cũng được gọi là ''Cầu mở'' hoặc ''Cầu đóng mở'', vì bề mặt cầu có thể chuyển động nên mới có tên gọi như vậy. Có rất nhiều hình thức cầu chuyển động, ví dụ mặt cầu có thể di động lên xuống gọi là ''Cầu lên xuống'', cầu có thể mở ra đóng lại gọi là ''Cầu lập chuyển'', cầu có thể chuyển động trên mặt nước gọi là ''Cầu quay ngang ''.

Trong những hoàn cảnh khác nhau, xây cầu chuyển động là do hạn chế của điều kiện địa hình. Trên sông có nhiều tàu thuyền lớn đi qua, nếu xây kiểu cầu cố định thông thường thì nó độ cao tĩnh của vòm cầu phải yêu cầu rất lớn, nếu như bờ sông rất thấp thì độ dốc của cầu phải rất lớn, đồng thời cầu dẫn sẽ rất dài. Lúc này phải nghĩ đến cách sử dụng cầu tự động để giải quyết.

''Cầu lên xuống'' là kiểu thiết kế phần kết cấu và đoạn giữa mặt cầu nơi có tàu thuyền đi lại có thể nâng lên hạ xuống, khi tàu thuyền đi qua mặt cầu sẽ nâng lên. Hai đầu của đoạn cầu được nâng lên hạ xuống có tháp cầu, trên đỉnh tháp đặt mặt ròng rọc, dùng dây cáp và khối thép nặng bằng mặt cầu để giữ và điều chỉnh cho mặt cầu lên xuống. Cây cầu lên xuống đầu tiên trên thế giới là cầu nam phố Huoersitede ở Chicago, Mỹ được xây dựng vào năm 1894. Năm 1959 ở Huodun, Mỹ lại xây dựng một cây cầu lên xuống hai tầng đường sắt và đường bộ, khi tàu thuyền cỡ vừa đi qua, chỉ cần mặt cầu của đường sắt ở tầng dưới nâng lên tới mặt cầu đường bộ ở tầng trên, như vậy vẫn có thể bảo đảm giao thông của đường quốc lộ vẫn thông suốt; Chỉ có khi tàu thuyền lớn đi qua thì mặt cầu của hai tầng mới cần nâng lên tới đỉnh. Cây cầu lên xuống ở Hải Môn, Đường Cô, Thiên Tân Trung Quốc được xây dựng vào năm 1985, chiều rộng của đoạn mở ra giữa cầu là 64 mét, tháp cầu cao tới 45 mét.

Mặt cầu của ''cầu lập chuyển'' rất giống cầu treo bảo vệ thành thời cổ, mặt cầu vừa có thể phân thành hai đoạn mở ra hai phía đầu cầu, lại vừa có thể mở cả cầu ra theo một đầu cầu. Nguyên lý khởi động mặt cầu của cầu lập chuyển giống kiểu cầu lên xuống, thao tác tương đối dễ dàng và tốc độ cũng rất nhanh. Cầu London được xây dựng vào năm 1894 là một cây ''cầu lập chuyển'' nổi tiếng, cầu này bắc qua sông Thames, chiều rộng của phần mở ra là 103,63m.

“Cầu quay ngang” là cầu chuyển động mở rộng ra theo hướng song song với mặt nước, cầu này rất giống một cánh cửa mở ra để thuyền bè đi qua. ''Cầu chuyển động thẳng'' yêu cầu phải xây một trụ cầu hình tròn tương đối lớn ở giữa sông, mặt cầu và kết cấu cầu có thể chuyển động quanh trụ cầu 90o, như vậy thì tàu thuyền có thể đi qua hai bên dòng sông. Cây cầu quay ngang lớn nhất trên thế giới là cầu bắc qua sông Suez ở Ai Cập, chiều rộng của nhịp cầu ở hai bên trụ cầu chính là 160 mét.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/210-26-633371125572866023/Khoa-hoc-cong-trinh/Tai-sao-phai-xay-cau-c...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận