Tài liệu: Khổng Tử, người sáng lập Nho gia

Tài liệu
Khổng Tử, người sáng lập Nho gia

Nội dung

KHỔNG TỬ, NGƯỜI SÁNG LẬP NHO GIA

Khổng Tử có tên là Khổng Khâu (551 - 479 tr.CN) là nhà tư tưởng và nhà giáo dục vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc, người sáng lập học phái Nhỏ gia, được sử sách gọi là Khổng Tử. Thời xưa, trong nhà trường treo hình Khổng Tử, các em vào học việc đầu tiên phải làm là cúi đầu chào hình Khổng Tử. Thời đó, Khổng Tử được tôn xưng là chí thánh tiên sư (ông thầy như vị thánh), ngay cả  Hoàng đế hàng năm cũng phải đến lễ ở đền thờ ông.

Khổng Tử tên là Khâu, chữ  là Trọng Ni, người ở Tân Ấn nước Lỗ (đông nam Khúc, Phụ, tỉnh Sơn Đông ngày nay). Tổ tiên của ông là quí tộc nước Tống, vì gặp nạn phải di cư sang nước Lỗ. Khổng Tử khi lên ba, cha ông mất, gia cảnh  nghèo khó, không được học hành chính qui( học vấn của ông đều do tự học mà có. Từ nhỏ Khổng Tử rất hiếu học, ông nói ''ba người cùng đi, tất có thày học của ta''. Ông không xấu hổ khi hỏi kẻ dưới, khi có việc cần hỏi là hỏi. Để làm giàu tri thức cho mình, ông tôn rất nhiều người làm thầy cho nên ông tinh thông  lễ nghi, âm nhạc, kế toán, biệt bắn cung, đánh xe v. v. Thời trẻ ông làm một  chức quan nhỏ trông coi kho, trông nom trâu bò dê cừu, hơn 50 tuổi mới làm Tư khấu nước Lỗ, tham dự vào việc quyết định những công việc của quốc gia. Được ít lâu do kiến giải chính trị không hợp, ông rời nước Lỗ cùng một số học trò đi chu du các nước. Cuối đời ông trở về quê, miệt mài dạy học và chỉnh lý sách cổ.

Khổng Tử chủ trương nghiêm chỉnh tuân theo những quy định của Lễ. Lễ ở đây chính là những chế độ điển chương về giới hạn đẳng cấp do triều nhà Chu định ra để phân biệt sự trên dưới giữa vua tôi, tôn ti giữa cha con. Khổng Tử đặc biệt nhấn mạnh Nhân, cho rằng Nhân chính là ''yêu con người'', nêu lên các quan điểm như ''kí sở bất dục, vật thi ư nhân'' (cái mà mình không muốn thi đừng có gán cho người khác) v. v... Khổng Tử đề xướng ''yêu con người'', một mặt đòi kẻ thống trị tương thân tương ái, tăng cường đoàn kết nội bộ, một mặt cũng đòi  kẻ thống trị tôn trọng sức dân, không được bóc lột và áp bức dân chúng quá đáng.

Khổng Tử đã có nhiều cống hiến rất to lớn cho sự nghiệp giáo dục thời cổ đại. Ông khai sáng hình thức dạy học tư, công khai nêu khẩu hiệu ''hữu giáo vô loại” (giáo dục thì không phân đẳng cấp), thay đổi tình trạng chỉ học ở phủ quan và chỉ có con em qúi tộc mới được giáo dục. Học trò của ông thu nhận không kể giàu có hay nghèo hèn. Nghe nói, ông có 3.000 đệ tử, trong đó có 72 người thuộc loại ưu tú. Ông giáo dục học trò ''bất kể việc gì cũng phải học hỏi cho thấu  đáo'', chịu khó suy nghĩ, ôn cũ biết mới. Ông nêu lên các phương pháp giáo dục: dạy cho học trò tiến bộ đồng thời bản thân mình cũng trưởng thành lên, có phương pháp giáo dục riêng cho phù hợp với đối tượng cụ thể dẫn dắt gợi mở để phát huy khả năng suy nghĩ của học trò.

Một cống hiến to lớn khác của Khổng Tử là chỉnh lý biên soạn các sách của nền văn hoá cổ đại như Thượng thư, Thi kinh, Lễ kí, Nhạc kinh, Chu dịch, được người đời sau tôn là kinh điển và được gọi là ''Ngũ kinh''. Ông còn dựa vào tài liệu lịch sử của nước Lỗ soạn ra sách Xuân Thu và trở thành bộ biên niên sử đầu tiên của Trung Quốc. Ngôn luận của ông được học sinh tập hợp lại thành cuốn Luận ngữ được truyền tụng đời đời, Những cuốn sách trên là sách kinh điển của học phái Nho gia, có ảnh hưởng to lớn đến các đời sau, kề thống trị phong kiến các thời đại đều tôn Khổng Tử là ''Thánh nhân''.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/967-02-633371342548022273/Cac-nha-tu-tuong-co-dai-va-can-dai/Khong-T...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận