Tài liệu: Lão Đam, người sáng lập Nho gia

Tài liệu
Lão Đam, người sáng lập Nho gia

Nội dung

LÃO ĐAM, NGƯỜI SÁNG LẬP ĐẠO GIA

Lão Đam là nhà tư tưởng nổi tiếng nhất của Trung Quốc, là người sáng lập học phái Đạo gia, sử sách gọi ông là Lão Tử.

Có thuyết cho là Lão Tử có họ Lý tên là Nhĩ, người nước Sở cuối thời Xuân Thu. Ông vốn là quan chép sử của triều nhà Chu, trông coi sách lưu trữ của vương thất thà Chu, cuối đời ẩn cư ở đất Bái (huyện Bái, tỉnh Giang Tô ngày nay), vừa làm ruộng vừa dạy học thu nhận đồ đệ, giảng về đạo bàn về đức.

            Ở thời kỳ đầu Chiến Quốc, lời nói của Lão Tử được lưu truyền rộng rãi, được chỉnh lý thành Đạo đức kinh, đó chính là cuốn Lão Tử ngày nay. Lão Tử dùng đạo để nói lên sự diễn biến của vạn vật trong vũ trụ. Ông cho rằng đạo là nguồn lực sáng tạo ra tất cả, là cội nguồn của vạn vật trong vũ trụ. Ông cho rằng đạo là nguồn lực sáng tạo ra tất cả, là cội nguồn của vạn vật trong vũ trụ, là thực thể tinh thần vĩnh viễn không thể nhận biết được, và nó đã tồn tại trước khi trời đất sinh ra. Đây là luận điểm của chủ nghĩa duy tâm. Vì Lão Tử dùng đạo làm hạt  nhân của hệ thống tư tưởng của ông, nên người ta gọi học phái này là học phái  Đạo gia.

Lão Tử sống trong thời đại chế độ nô lệ quá độ lên chế độ phong kiến, đúng vào thời kỳ xã hội biến động mạnh mẽ. Đối mặt với dòng thác xã hội biến động mạnh mẽ, Lão Tử cảm thấy bất lực, thế là về mặt chính trị ông chủ trương vô vi nhi trị (cai trị thuận theo lẽ tự nhiên), tuyên truyền cho tư tưởng tri túc (bằng lòng với cái đã có), quả dục (ít ham muốn), thậm chí mong muốn hão huyền rằng xã hội loài người lùi trở về trạng thái “nước nhỏ dân ít'' .

Lão Tử tuy là người theo chủ nghĩa duy tâm, nhưng trong tư tưởng của ông chứa đựng không ít yếu tố của phép biện chứng thô sơ. Ông nhận thức được  rằng mọi sự vật đều có mặt đối lập, như: có và không, sống và chết, sang và hèn, trên và dưới, mạnh và yếu v.v... Ông còn nhận thực được rằng các mặt đối lập có thể chuyển hóa cho nhau. Ông từng nói một câu nổi tiếng: ''Hoạ hề phúc chi sở y; phúc hề hoạ chi sở phục'' có nghĩa là: hoạ là tiền đề tạo nên phúc, mà phúc lại chứa đựng nhân tố có hoạ, hoạ và phúc có thể chuyển hoá cho nhau.

Học thuyết của Lão Tử có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của nền triết học Trung Quốc, hai phái duy vật và duy tâm sau này đều tiếp thu tư tưởng của ông từ những góc độ khác nhau. Đến thời kỳ Chiến Quốc, học thuyết của Lão Tử được Trang Tử kế thừa và phát triển, hình thảnh nên học phái Đạo gia.

 

 

 

 

 

 

 

 

                                              




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/967-02-633371341127553523/Cac-nha-tu-tuong-co-dai-va-can-dai/Lao-Dam...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận