Khi nào người ta quay lại Sao Kim?
Kể từ khi bề mặt của hành tinh này đã hoàn toàn được quét bởi radar Magellan và khí quyển của nó được nghiên cứu nhờ các vệ tinh trên quỹ đạo và hành khí cầu từ các con tàu Vega, thì Sao Kim không còn nhiều bí mật nữa, và do đó ít hấp dẫn. Nhất là ở Mỹ, công chúng quan tâm nhiều hơn đến Sao Hoả và việc đài thọ dễ nhằm vào hành tinh Đỏ này. Từ năm 1990 đến 2004, không dưới 10 con tàu, đã bay lên Sao Hỏa mà không có con tàn nào lên Sao Kim!
Đến lượt châu Âu cầm lại bó đuốc. Con tàu thăm dò Venus Express, chính thức được Cơ quan Không gian Vũ trụ châu Âu chấp thuận năm 2001, đã được dự kiến phần lớn từ nền con tàu Mars Express, là bay xung quanh hành tinh Đỏ từ mùa lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 2003. Con tàn em lên Sao Kim được dự kiến rời Trái đất tháng 11 năm 2005 từ tên lửa Soyouz của Nga và bay xung quanh nó sau đó năm tháng để nghiên cứu mối quan hệ giữa khí quyển dày với bề mặt của hành tinh. Nó sẽ đo nhiệt độ bề mặt hành tinh và sự thay đổi của các điều kiện khí quyển theo độ cao, trong số những cái khác.
Còn người Mỹ có xét đến nhiệm vụ của VISE (Venus In Situ Explorer - Thám hiểm Sao Kim tại chỗ) trong tương lai, trong đó mục đích khoa học cũng giống như Venus Express, nhưng chưa có kinh phí hoặc lịch nào của NASA. Nếu nhiều nhà du hành vũ trụ trẻ tuổi Nga, Mỹ, Âu hoặc... Trung Quốc nghĩ đến chương trình thám hiểm có người tiếp tục đến hệ Mặt trời một ngày nào đó, thì họ đều hy vọng đi lên Mặt trăng hoặc Sao Hoả. Không ai nghiêm túc xem xét cử các nhà du hành vũ trụ lên Sao Kim, vì ngoài những khó khăn của chuyến đi các nhà du hành vũ trụ lên Sao Kim, vì ngoài nhữug khó khăn của chuyến đi và về, họ còn phải chịu những điều kiện cực đoan của khí quyển và bề mặt của hành tinh nay: mưa axit, nhiệt độ cao hơn cả lò đốt và cuối cùng là áp suất khí quyển tương đương với áp suất đại dương của Trái đất ở độ sâu 1.000 mét.