Sao Kim có phải là một thiên đường nhiệt đới không?
Từ lâu người ta đã tin như thế. Camille Flammarion[1] còn mơ tới một nền văn minh thịnh vượng bên bờ những đầm có cây cối trong đó có động vật kỳ lạ lội bì bõm. Năm 1884, ông đã viết trong Những vùng đất trên trời: “Nhân loại sống trên thế giới Sao Kim phải có thể xác giống vơớichúng ta nhất, và có thể giống nhất cả về tinh thần.” Thật ra, vì có độ chiếu sáng và sưởi nóng từ Mặt trời gấp hai lần so với Trái đất, lúc đầu người ta dễ tưởng tượng những vùng có khí hậu ôn hoà thường xuyên trên hành tinh này. Tiếc rằng Flammarion đã nhầm vì sự lạc quan. Bằng các kỹ thuật khảo sát cải tiến, đặc biệt là ánh sáng hồng ngoại và sóng vô tuyến, rồi bằng cách đưa các con tàu thăm dò trực tiếp lên hành tinh này, điều người ta biết về nhiệt độ và áp suất của nó đã dần dần thay đổi theo các thập kỷ. Thậm chí Sao Kim đã trở thành một cơn ác ta mộng đối với tất cả những ai mơ tới nó là chị em của Trái đất. Trên mặt đất, khí quyển của sao Kim, dưới áp suất 92 bar (so với l bar ở Trái đất) có nhiệt độ 4700C! Khí quyển này gồm có nhiều khí cacbonic (96,5%) , gần 3,5% nitơ, dưới 0,l% đioxyt lưu huỳnh, 0,007% agon, v.v..
Nhiệt độ cao của Sao Kim không phải vì gần Mặt trời. Về nguyên tắc, nếu không có khí quyển thì nhiệt độ cân bằng của nó phải thấp hơn 1000C. Nhưng trên thực tế, Sao Kim là “nạn nhân” của hiệu ứng nhà kính rất nghiêm trọng. Khí quyển của nó, rất đặc và dày (áp suất khí quyển trên mặt đất đạt ở độ cao 45 km, với nhiệt độ xấp xỉ 1000C), phủ lên toàn bộ bề mặt của nó một lớp đều nhau. Nếu bức xạ mặt trời bị phản xạ tới hơn 95% vào không gian, thì 5% còn lại bị giữ lại không những bởi khí cacbonic, mà cả lưu huỳnh và vi lượng hơi nước mà người ta thấy ở độ cao. Người ta vẫn không biết hiệu ứng nhà kính này có ở đây bằng cách nào, rồi bị giam lại cho tới đều kiện hiện nay. Người ta có thể cho rằng nó bắt nguồn từ lượng khí cacbonic có quá nhiều và cả hơi nước nữa.