Mảng sinh ra bằng cách nào và tuổi thọ của nó là bao nhiêu?
Thạch quyển đại dương được tạo ra ở trục các sống: lớp vỏ trong ở dưới ngoi lên khi được giảm sức ép và chìm một phần. Macma được tạo ra ùa vào các nếp gãy và tràn ra đáy đại dương. Đáy mới nguội đi và dần dần được phủ các trầm tích. Theo thời gian, nó nặng thêm và trở nên đủ nặng để có thể ngập vào lớp vỏ trong. Nhưng người ta không biết chi tiết, vì chưa hề khảo sát một vùng lõm sinh ra như thế nào. Do đó các đáy đại dương không tồn tại được quá 200 triệu năm. Nhưng tất cả cũng không già như thế: nếu một đáy chìm vào vỏ trong nhanh hơn là được tạo ra ở sống thì nó càng ngày càng co lại. Đó là điều đã xảy ra đối với đại dương Théthys, là đại dương đã mất tích khi hình thành rặng núi Alpes. Hiện nay điều này cũng đang xảy ra ở biển Địa Trung Hải. Bị kẹt giữa châu Âu và châu Phi, biển này có thể không còn từ nay đến 100 triệu năm nữa. Như vậy số phận của mọi đáy đại dương là chìm vào vỏ trong ở các vùng lõm và được tái tạo ở đây. Đối với các lục địa thì ngược lại. Vì nhẹ hơn nhiều nên chúng gần như không chìm. Đá cổ nhất đã biết có tuổi 3,8 tỷ năm. Chúng lộ ra ở Greenland, Nam Phi, Siberia hoặc cả Australia. Nhưng lớp vỏ ngoài của lục địa có thể còn xuất hiện sớm hơn. Trên thực tế, các nhà địa chất đã tìm thấy những hạt ziricon có tuổi là 4,4 tỷ năm. Loại khoáng này chỉ được tạo thành trong các macma granit (đá hoa cương) và do đó trong môi trường lục địa. Vấn đề muốn biết là lớp vỏ ngoài đầu tiên này được tạo ra như thế nào và nó giống với cái gì. Hiện nay nó chỉ được tạo ra ở các vùng lõm. Mảng đại dương chìm dưới lục địa kéo theo nó nhiều trầm tích đầy nước. Khi nóng lên, trầm tích mất nước và nước thấm dần lên trên. Như thế nước làm giảm nhiệt độ nóng chảy của đá ở mảng trên. Các macma giàu silic hình thành, thêm vào vỏ ngoài của lục địa. Nhưng các hiện tượng này đã xảy ra như thế nào ngay từ đầu, khi còn chưa có các lục địa? Theo một trong những giả thuyết rõ nhất hiện nay, thì một chùm lớn vật chất nóng có thể ngoi lên từ đáy lớp vỏ trong, gây ra các núi lửa tràn ứa đặc biệt ở bề mặt và tạo ra một thềm quá to nên khó đi vào vùng lõm. Thêm này có thể được dùng lám mồi cho các lục địa đầu tiên. Các vòng cung núi lửa, như nhưng vòng cung hiện nay đánh dấu các vùng lõm, nơi một đại dương chìm xuống dưới một đại dương khác, có thể có vai trò tương tự.