KIẾN TRÚC CAO TẦNG CÓ NHỮNG LOẠI HÌNH NÀO?
Kiến trúc cao tầng phát triển cho đến ngày nay đã được hơn một thế kỷ. Năm 1884, thành phố Chicago nước Mỹ đã xây dựng một công trình kiến trúc 10 tầng, nó được xem là công trình đầu tiên đánh đấu sự ra đời của kiến trúc cao tầng hiện đại.
Vậy kiến trúc cao tầng là gì?
Thực ra kiến trúc cao tầng không hề có một tiêu chuẩn nào cả, hoặc có thể nói tiêu chuẩn về nhà cao tầng của mỗi quốc gia là không giống nhau. Ở Mỹ, nơi mà kiến trúc cao tầng phát triển sớm nhất, số lượng cũng tương đối nhiều, kiến trúc khoảng 20 tầng trở lên phổ biến, vì thế chỉ có những công trình kiến trúc trên 30 tầng mới được coi là kiến trúc cao tầng; Còn ở một số quốc gia khác, công trình 10 tầng là đã được xem là kiến trúc cao tầng ở Nhật Bản nơi thường xảy ra động đất thì rất ít khi xây dựng kiến trúc cao tầng, đại đa số là nhà một đến hai tầng, toà nhà 30 tầng đã được xem là kiến trúc siêu cao tầng.
Để có một khái niệm tương đối hệ thống về kiến trúc cao tầng, vào năm 1972 tại một hội nghị về kiến trúc cao tầng Quốc tế, người ta đã đưa ra tiêu chuẩn phân loại kiến trúc cao tầng. Và người ta đã phân ra thành 4 loại:
Kiến trúc cao tầng loại 1: 9 đến 16 tầng (chiều cao tối đa 50m)
Kiến trúc cao tầng loại 2: 17đến 25 tầng (chiều cao tối đa 75m)
Kiến trúc cao tầng loại 3: 26 đến 40 tầng (chiều cao tối đa 100m)
Kiến trúc cao tầng loại 4: 40 tầng trở lên (trên 100m)
Tiêu chuẩn này ngoài việc xác định số tầng ra còn hạn định độ cao của tầng, vì số tầng và độ cao của kiến trúc không giống nhau, độ cao mỗi tầng từ 2,5 ~ 5m thậm chí có khả năng cao hơn. Độ cao của toà tháp đôi của công ty dầu khí Malaixia là 452m, vượt qua cả độ cao 433m của toà nhà Xiersi thành phố Chicago Mỹ là 110 tầng. Nhưng tòa nhà ở Malaisla cao 88 tầng, còn tòa nhà ở Chicago cao 110 tầng, hai toà nhà này hơn kém nhau 22 tầng.
Tiêu chuẩn phân loại còn phải xem xét đến một nhân tố quan trọng trong thiết kế kiến trúc cao tầng đó là sức chống gió, vì vậy cần áp dụng các hình thức kết cấu hợp lý khác nhau, sử dụng dựa vào đặc điểm sức gió khác nhau ở những địa điểm khác nhau. Thông thường, kiến trúc cao tầng loại một có thể sử dụng kết cấu khung; Kiến trúc cao tầng loại 2 có thể sử dụng kết cấu tường phân tán lực để chống lại sức gió; Khi đạt đến độ cao của kiến trúc cao tầng loại 3 thì phải sử dụng kết cấu bao gồm khung đỡ và tường phân tán lực; Loại kiến trúc siêu cao tầng loại 4 thì phải sử dụng kết cấu hình ống, bao gồm ống đơn, ống kép trong ống (hoặc gọi là bộ ống) và kết cấu bó ống.