Tài liệu: Tại sao lại sử dụng kiểu kiến trúc kiểu Kim tự tháp trong kiến trúc hiện đại?

Tài liệu
Tại sao lại sử dụng kiểu kiến trúc kiểu Kim tự tháp trong kiến trúc hiện đại?

Nội dung

TẠI SAO LẠI SỬ DỤNG KIỂU KIẾN TRÚC KIỂU KIM TỰ THÁP

TRONG KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI?

 

Kim tự tháp là một trong bảy kì quan kiến trúc lớn của nền văn minh cổ đại, là một kiệt tác duy nhất còn tồn tại cho đến ngày nay. Kim tự tháp là lăng mộ của các vì Pharaon Ai Cập cổ đại. Người Ai Cập tôn sùng các thế lực tự nhiên, tạo hình của kim tự tháp dựa theo hình dạng của ngọn núi cao, biểu tượng cho sự kiên cường và vĩnh hằng. Ngoài người Ai Cập cổ đại, thì người Maica cổ đại và người Azech cổ đại cũng xây dựng nên rất nhiều kiến trúc kiểu kim tự tháp ở Trung Mỹ. Ở Pháp và Italia cũng có kiến trúc kiểu này. Và trong kiến trúc hiện đại đôi khi cũng có sử dụng kiểu kiến trúc kim tự tháp.

Tại sao lại sử dụng kiểu kiến trúc trông có vẻ đơn điệu này?

Text Box:  Việc khôi phục sử dụng lại kiểu kiến trúc kiểu kim tự tháp hiện nay thường là vì trên phương diện nghệ thuật con người muốn gợi nhớ lại về thời kì cổ đại, đồng thời kiểu kiến trúc này cũng có ý nghĩa thực tế và giá trị.

Cung điện Louvre nổi tiếng ở thủ đô Pari của Pháp khi đang xây dựng mở rộng đã xây dựng một kim tự tháp bằng thủy tinh để làm thêm một lối vào dưới lòng đất của cung điện, đây là một công trình chuẩn mực về sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến trúc cổ điển và hiện đại. Tương tự như vậy tạo hình kiến trúc của nhà hát kịch quốc gia Brasillia ở thủ đô Brazin giống như kim tự tháp của người Maica cổ đại và người Azech cổ đại: độ dốc của tháp không dốc bằng độ dốc của kim tự tháp Ai Cập, không có đỉnh chóp nhọn, ở đỉnh tháp thường xây dựng miếu thờ thần, còn tường bao ngoài của nhà hát kịch không hề có cửa sổ, toàn bộ tường ngoài sử dụng các phiến đá ghép lại với nhau, cửa ra vào được thông xuống dưới đất, phong cách của toàn bố kiến trúc kiến người ta liên tưởng đến lịch sử văn minh lâu đời của người Maica cổ đại. Năm 1991, trên sa mạc Gô bi của bang Georgia của Mỹ đã xây dựng một công trình kiến trúc kính lớn hình dạng kim tự tháp, đây là “vành đai sinh vật số 2” nổi tiếng, nó được sử dụng để tiến hành thực nghiệm có tính tiên phong về môi trường sống ngoài hành tinh trong tương lai của loài người. Kiến trúc hiện đại kiểu kim tự tháp này cũng có các ưu điểm về mặt hiệu ích công trình, do phần mái của nó bị thu hẹp tương đối nhỏ toàn bộ thể tích không gian phải nhỏ hơn khối lập phương. Khi sử dụng thiết bị điều hoà nhiệt độ có thể tiết kiệm được rất nhiều năng lượng, có lợi cho việc bảo vệ môi trường.

Hình dạng kim tự tháp sẽ có lợi trong việc cản sức gió đối với kiến trúc cao tầng, thậm chí còn ưu việt hơn so với kiến trúc hình trụ tròn. Toà nhà Fami ở thành phố Sanfransisco nước Mỹ đã áp đụng kiểu kiến trúc kim tự tháp dài và hẹp giống như măng tre; Toà nhà Hasta ở Chicagô lại là kiến trúc kiểu kim tự tháp không có đỉnh chóp nhọn, do trọng tâm của kim tự tháp này thấp nên nó rất vững chắc, có thể chống đỡ được sự chấn động của những trận động đất. Nhưng do tường bao ngoài của kim tự tháp này bị nghiêng, nên thi công tương đối khó khăn, một hình thức khác nữa là sử dụng loại trụ vuông rồi tiến hành ghép từ dưới lên trên, dần dần giảm thiểu số lượng trụ vuông, toà nhà Xiersi nổi tiếng ở Chicagô cao 110 tầng chính là ví dụ điển hình cho việc áp dụng hình thức dùng cột trụ vuông.

Kiến trúc kiểu phân bậc hiện nay kì thực cũng thuộc kiến trúc kiểu kim tự tháp, đặc điểm ngoại hình của nó là càng lên phía trên các tầng sẽ được thu hẹp dần giống như bậc thang vậy, cũng như hình dạng của kim tự tháp thời kỳ trước. Ưu điểm của nó, ngoài kiến trúc cực kì kiên cố vững chắc, mỗi tầng đều có bậc thang rất rộng để lấy được đầy đủ ánh sáng mặt trời và để cho không gian bên ngoài căn phòng được rộng hơn. Cho nên kiến trúc kiểu bậc thang được rất nhiều người chấp nhận và sử dụng khi xây nhà ở.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/210-26-633369403580937500/Khoa-hoc-cong-trinh/Tai-sao-lai-su-dung-ki...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận